Khách chi li vì Covid-19, thu nhập từ tiền 'boa' cũng... liêu xiêuicon

Covid-19 khiến nhiều dịch vụ vắng vẻ, khách cũng chi li hơn trong chi tiêu... Cũng vì thế, tiền "boa" trở nên khó khăn hơn lúc nào hết.

Covid-19 khiến nhiều dịch vụ vắng vẻ, khách cũng chi li hơn trong chi tiêu... Cũng vì thế, tiền "boa" trở nên khó khăn hơn lúc nào hết.

 

Mới hôm qua, anh Dũng chở khách từ chỗ làm về nhà ở khu vực quận Phú Nhuận (TPHCM) hết 17.000 đồng. Chị khách đưa tờ 20.000 đồng và chờ lấy lại tiền thừa. Anh Dũng trả tiền và hai bên cảm hơn nhau. 

Đó là chuyện rất hiếm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Còn với tình hình hiện nay, anh Nguyễn Văn Dũng, một người chạy xe ôm công nghệ ở TPHCM, đã quen với việc: Khách không "boa". 

Khách chi li vì Covid-19, thu nhập từ tiền 'boa' cũng... liêu xiêu

Với sự nhiệt tình, chạy xe cẩn thận, hầu hết các cuốc xe ngắn dài, anh thường xuyên được khách "boa" tiền. Có người nhiều, còn được khách chủ động làm chẵn số tiền theo hướng tăng lên khi phải thanh toán.

Với công việc chạy xe như anh, tính ra tiền "boa" là một khoản không nhỏ. Mỗi tháng cũng được vài triệu đồng. 

Giờ khách đã ít đi lại, thu nhập giảm và tiền "boa", nếu có cũng rất ít. Ông bố chạy xe lo cho 2 con ăn học đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn. 

Tại một tiệm làm tóc nổi tiếng ở đường Hiệp Bình (Thủ Đức, TPHCM), chủ tiệm còn có hẳn một hũ đựng tiền "boa" từ khách. Khách thường "boa" thêm 20.000 - 30.000 đồng/lần.

Có khách sang thì cho hơn, cuối ngày chia cho nhân viên. Có ngày, tính ra là một khoản không nhỏ. 

Khách chi li vì Covid-19, thu nhập từ tiền 'boa' cũng... liêu xiêu
Nhiều ngành nghề dịch vụ đã khó khăn vì vắng khách, lại còn bị "cạn kiệt" thêm nguồn thu từ tiền "boa"

"Từ sau dịch, tiệm đã ế, được vài khách thì khách cũng chặt chẽ, chi li hơn. Trước đây hiếm người không "boa" thì bây giờ hiếm... người "boa". Nhân viên lương giảm, tiền "boa" cũng ít, rất khó khăn. Không có việc, nhiều người phải tạm nghỉ về quê", chị Trần Ngọc Nhung, quản lý tiệm bày tỏ. 

Khách còn đến tiệm là mừng

Ở Việt Nam, tiền "boa" không phải là khoản chi có tính bắt buộc như một số nơi trên thế giới. Chưa kể, tùy chi phí giá cả hoặc tính chất của từng tiệm, nhiều nơi công khai không nhận tiền "boa" từ khách, nhân viên không được phép nhận tiền "boa"

Nhưng nhìn chung, ở TPHCM rất nhiều ngành nghề dịch vụ, ngoài lương "cứng", tiền "boa" từ khách góp một phần đáng kể vào thu nhập. 

Khách chi li vì Covid-19, thu nhập từ tiền 'boa' cũng... liêu xiêu
Khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh, khách trở nên cân nhắc hơn trước các hóa đơn thanh toán. (Ảnh có tính minh hoạ)

Thậm chí, nhiều vị trí công việc, lương rất khó đủ để xoay xở nếu không có tiền "boa" như nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, nhân viên làm tóc, spa, chạy xe, trông xe... Nếu không có tiền "boa" nhiều người không thể bám trụ với công việc. 

Chị Đặng Thu Anh, nhân viên một ngân hàng tại TPHCM, chia sẻ, mỗi ngày chị sử dụng nhiều dịch vụ như ăn xuống, xe cộ, làm đẹp... Trước đây, thu nhập của chị là trên 30 triệu đồng/tháng, ít nhiều chị đều "boa", trừ khi thái độ của phục vụ quá đáng. 

"Còn giờ, thu nhập giảm gần một nửa, tôi phải hạn chế sử dụng các dịch vụ. Nếu có dùng, tôi cũng không có điều kiện để "boa" như trước. Mình cũng ngại, nhưng không có cách nào khác", chị nói. 

"Boa", hay còn gọi là "tiền thêm" cho nhân viên phục vụ cũng dần được xem là một thói quen của nhiều người tiêu dùng ở TPHCM. 

Thế nhưng, trước ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế khó khăn, nhiều người phải cân nhắc, tính toán hơn với đồng tiền mình bỏ ra. 

Làm nhân viên phục vụ tại một quán ăn ở quận 1, nữ nhân viên Lê Anh Thảo, 26 tuổi cho biết, trước đây, một ngày làm việc, thấp nhất cô cũng nhận được 100.000 - 200.000 đồng tiền "boa". Gặp khách có điều kiện hay trúng anh chị nào muốn thể hiện với bạn bè, có khi "boa" cả triệu đồng.

Thảo thừa nhận đây là khoản thu nhập chính để trang tiền trọ, tiền lo cho đứa em ăn học. 

Giờ đây khoản "boa" này xem như không còn, hoặc có thì rất ít. Khách thường chuẩn bị đúng số tiền cần thanh toán, kể cả số lẻ. Nếu đưa dư, cũng ít người để lại tiền thừa kèm trong hoá đơn như trước. 

Tuy nhiên, Thảo hiểu rằng, khách cũng khó khăn vì dịch bệnh, họ cũng phải tiết kiệm hơn trong chi tiêu. 

"Còn có khách đến quán là mừng. Nếu vẫn chọn công việc này thì không thể vì không có tiền "boa" mà mình thay đổi thái độ phục vụ. Khách cũng có cái khó của họ", cô gái bộc bạch.

Tiền "boa" (còn gọi là Tip) là một khoản tiền nằm ngoài hóa đơn mà khách hàng dành tặng cho nhân viên đã phục vụ. Khoản tiền này có ý nghĩa như một lời cảm ơn về cách làm việc nhiệt tình, chu đáo của nhân viên, giúp mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Có nhiều cách chia tiền "boa" như của ai người nấy hưởng, hoặc chia theo vị trí công việc hoặc chia đều cho tất cả nhân viên ở các bộ phận.

(Theo Dân Trí)

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
3 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
2 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
2 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
21 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
34 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
16 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
17 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
20 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
23 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.