Khách hàng được mua điện tái tạo trực tiếp?

13/05/2020 09:03
Việc thí điểm bán điện tái tạo trực tiếp cho khách hàng được xem là động thái tích cực để thúc đẩy vận hành thị trường điện cạnh tranh.

Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành quyết định phê duyệt chương trình thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo và khách hàng. Tờ trình nêu rõ nguyên tắc vận hành của mô hình là giá điện được tính bằng giá mua điện của các tổng công ty điện lực trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong từng chu kỳ giao dịch, cộng với chi phí dịch vụ mua bán điện trực tiếp tính trên một đơn vị điện năng. Chi phí này gồm giá truyền tải điện, chi phí phân phối điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và dịch vụ phụ trợ trên hệ thống điện. Các tổng công ty điện lực sẽ thanh toán lại những chi phí này cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ tương ứng, theo từng thành phần đã được xác định.

"Mục tiêu của chương trình nhằm thúc đẩy vận hành thị trường điện cạnh tranh và thúc đẩy phát triển, sử dụng các nguồn điện tái tạo. Khách hàng sử dụng điện và đơn vị phát điện năng lượng tái tạo ký kết trực tiếp hợp đồng tối thiểu 10 năm, mức giá và sản lượng hợp đồng hai bên tự thỏa thuận" - Bộ Công Thương cho hay.

Nhận xét về chương trình này, ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cho rằng việc thí điểm bán điện thông qua hợp đồng trực tiếp với khách hàng nên làm càng nhanh càng tốt. Bởi không sớm thì muộn, khi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phát triển, mỗi khách hàng sẽ có quyền tự do lựa chọn người cấp điện cho mình. "Với cơ chế này, nhà máy năng lượng tái tạo vẫn phải kết nối với hệ thống lưới điện quốc gia và bán điện cho khách hàng thông qua hệ thống này. Chỉ khác đây là hợp đồng mua bán được ký trực tiếp của công ty điện với khách hàng mà không phải qua công ty phân phối thuộc EVN. Đây là bước tiến đáng kể" - ông Long nói và hy vọng khách hàng có thể mua điện với giá rẻ hơn.

Khách hàng được mua điện tái tạo trực tiếp? - Ảnh 1.

Có ý kiến cho rằng chỉ khi nào tư nhân hóa được lưới truyền tải điện, cơ chế bán điện trực tiếp mới có ý nghĩa. Ảnh: HOÀI DƯƠNG


Ở góc độ doanh nghiệp (DN), ông Lê Anh Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Ecotech Việt Nam (chủ đầu tư các dự án điện tái tạo), đánh giá cơ chế thí điểm này sẽ là tiền đề tiến tới hoàn thiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, hỗ trợ DN có được chứng chỉ xanh cho sản phẩm của mình nhưng vẫn không thể là "một cuộc cách mạng" về mua bán điện.

Tuy nhiên, ông Lê Anh Tùng nhấn mạnh cơ chế này chỉ thực sự có hiệu quả khi tách bạch được truyền tải và kinh doanh. "Có thị trường riêng cho truyền tải mới minh bạch được giá truyền tải. Nếu ký hợp đồng bán điện trực tiếp từ bên bán với bên mua mà vẫn kinh doanh trên hạ tầng của ngành điện thì vẫn bị phụ thuộc và rất có thể bị "nhà đèn" ép nâng chi phí. Khi đó, giá truyền tải của hợp đồng trực tiếp không còn tính cạnh tranh nữa" - ông Tùng phân tích.

Mặt khác, cũng theo ông Lê Anh Tùng, hợp đồng bán trực tiếp điện tái tạo có thể gặp vướng mắc ở chỗ nguồn điện quá xa khách hàng. Khi đó, với cơ chế hòa chung lên lưới và không thể tách bạch các nguồn điện, sẽ xảy ra tình huống bên bán điện lựa chọn truyền điện từ nguồn gần khách hàng nhất dù đó không phải là nguồn điện tái tạo. "Như vậy, với những DN cần chứng nhận xanh và cam kết sử dụng điện tái tạo thông qua xây dựng hợp đồng mua bán điện tái tạo trực tiếp thì giấy chứng nhận chỉ có ý nghĩa hình thức. Việc kiểm soát sử dụng điện tái tạo cũng sẽ rất khó" - ông Tùng nói.

Một số DN cho rằng khi vẫn truyền tải điện trên lưới quốc gia, bản chất mua bán điện sẽ không thay đổi nhiều. Do vậy, chỉ khi tư nhân hóa được lưới truyền tải điện, cơ chế bán điện trực tiếp mới có ý nghĩa. Và cũng từ đó, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh mới thực sự hoàn thiện.

EVNHCMC đẩy mạnh phát triển điện mặt trời

Chiều 12-5, Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) đã ký kết hợp tác điện mặt trời với 3 đối tác là Công ty CP Đầu tư và Phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa, Công ty CP VES và Công ty CP Năng lượng TTC. Theo nội dung ký kết, EVNHCMC sẽ phối hợp với các nhà cung cấp triển khai các chương trình ưu đãi lắp đặt điện mặt trời trên địa bàn TP nhằm khuyến khích người dân và DN quan tâm sử dụng điện mặt trời.

Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC, mong muốn thông qua các chương trình ưu đãi này sẽ có nhiều người dân và DN được sử dụng nguồn điện xanh và sạch với chi phí hợp lý, thủ tục đấu nối thuận tiện, qua đó tiết kiệm chi phí tiền điện phải trả; đồng thời góp phần xây dựng TP HCM thực sự là đô thị thông minh, có môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Tính đến ngày 11-5, toàn TP có 6.835 công trình điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp đặt 88,78 MWp. Lượng điện năng phát lên lưới đến nay đạt 30,49 triệu KWh (chưa bao gồm sản lượng điện được chính khách hàng sử dụng). EVNHCMC phấn đấu vận động người dân và DN thực hiện lắp đặt điện mặt trời mái nhà đạt mức công suất 200 MWp.

T.Nhân

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
3 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
2 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
11 phút trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
10 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.668.599 VNĐ / thùng

64.71 USD / bbl

2.18 %

+ 1.38

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.585.827 VNĐ / thùng

61.50 USD / bbl

2.38 %

+ 1.43

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.474.069 VNĐ / m3

3.54 USD / mmbtu

0.45 %

- 0.02

Than đá

COAL

2.481.883 VNĐ / tấn

96.25 USD / mt

0.26 %

- 0.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Diễn biến khó lường trên thị trường xăng dầu khi giá giảm sâu
18 phút trước
Giá dầu thế giới giảm mạnh khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sụt giảm nghiêm trọng.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
1 ngày trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
1 ngày trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.
Không thiếu nguồn cung thay thế, một quốc gia châu Âu vẫn đam mê với dầu Nga: Chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu trong năm 2024, hưởng giá ưu đãi 20%
1 ngày trước
Quốc gia này đã hoãn việc dừng nhập khẩu dầu thô Nga trong suốt 3 năm qua.