Khách sạn 5 sao đồng loạt giảm giá mời khách nộiicon

Sinh ra không gặp thời, nhiều khách sạn hạng sang, dát vàng vắng vẻ không có khách, trông chờ vào nội địa. 

Sinh ra không gặp thời, nhiều khách sạn hạng sang, dát vàng vắng vẻ không có khách, trông chờ vào nội địa. 

 

Nằm ở ngã tư Thái Hà - Tây Sơn, trái ngược với cảnh ồn ào, ùn tắc phía ngoài đường thì khách sạn hạng sang ở đây lại vắng vẻ, đìu hiu, chỉ vài nhân viên bảo vệ đứng bên ngoài. Khách sạn này nằm trong số nhiều dự án đi vào hoạt động đúng thời điểm dịch bệnh.

Sinh ra không gặp thời, dự án này liên tiếp gặp vận đen. Dự án từng là toà tháp văn phòng, nhưng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các dự án văn phòng dư thừa dẫn tới chủ đầu tư buộc phải chuyển đổi sang mô hình mới.

Toàn bộ dự án được thay đổi thiết kế từ văn phòng cho thuê sang khách sạn nên đã mất khá nhiều thời gian thi công lại. Tới khi hoàn thành khách sạn gặp vận đen thứ hai - dịch bệnh ập tới - dù khai trương linh đình nhưng kỳ vọng tấp nập khách không như mong muốn ban đầu của chủ đầu tư.

Khách sạn 5 sao đồng loạt giảm giá mời khách nội
Nhiều khách sạn hạng sang vắng khách (Ảnh: D.Khánh)

Ngay cả khách sạn dát vàng cũng không ngoại lệ. Màu vàng hào nhoáng bên ngoài trái ngược với cảnh vắng vẻ bên trong. Là khách sạn dát vàng từ trong ra ngoài đầu tiên tại Hà Nội, công trình này được xây dựng trong 18 tháng. Khách sạn được hoàn thành vào tháng 3/2020 với dự định phục vụ giải đua xe F1 tuy nhiên sự kiện này bị tạm hoãn do Covid-19, nên ngày khai trương cũng lùi lại.

Khách sạn có 360 phòng, 120.000 m2 mặt ngoài được phủ vàng, diện tích mỗi sàn 1.200m2 với nhiều vật dụng dát vàng ở các điểm nhấn quan trọng... Theo chủ đầu tư, công trình này có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD.

Nhiều khách sạn hạng sang thương hiệu quốc tế khác ở Hà Nội cũng trong tình cảnh không gặp may vì dịch bệnh. Matthew Powell, Giám đốc, Savills Hà Nội, cho hay, các khách sạn tại Hà Nội đã có một quý khó khăn do tác động của một làn sóng Covid-19 khác làm giảm công suất thị trường.

Theo dữ liệu của Savills, từ đầu năm, một khách sạn 5 sao tại quận Đống Đa được chính thức xếp hạng sao trong khi hai khách sạn 4 sao tại quận Ba Đình và Tây Hồ đã hết hạn sao. Khách sạn Capella tại quận Hoàn Kiếm được đưa vào hoạt động trong quý 1, tuy nhiên chưa được chính thức xếp hạng. Tới cuối quý vừa qua, hai khách sạn ba sao với khoảng 130 phòng vẫn đang phải tạm đóng cửa.

Nguồn cung toàn thị trường đạt gần 10.120 phòng từ 17 khách sạn 5 sao, 17 khách sạn 4 sao và 32 khách sạn 3 sao, tăng 1% theo quý và tăng 2% theo năm. Công suất thị trường đạt 24%, giảm 9% theo quý và 20% theo năm, giá thuê phòng trung bình đạt 76 USD/phòng/đêm, giảm 23% theo năm.

Ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 vào cuối tháng 1 tại Hà Nội đã kéo công suất thị trường khách sạn trong tháng 2 và tháng 3 xuống còn dưới 20%. Phân khúc khách sạn 5 sao vẫn dẫn đầu thị trường về doanh thu buồng phòng trung bình trong quý 1 với 25 USD/phòng/đêm.

Khách sạn 5 sao đồng loạt giảm giá mời khách nội
Các khách sạn đang chờ vào khách nội địa

Trông chờ khách nội địa

Ông Matthew Powell, Giám đốc, Savills Hà Nội, nhận định, không có khách du lịch quốc tế, các khách sạn hạng sang đang trông chờ chủ yếu vào khách nội địa.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng Ba, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều điểm du lịch trong thành phố mở cửa trở lại, khách du lịch nội địa tới Hà Nội đạt 685.000 lượt, tăng 180% theo tháng và 360% theo năm. Khách lưu trú nội địa trong tháng 3 tại Hà Nội đạt 133.000 lượt, tăng 220% theo tháng.

Trong quý, khách du lịch nội tới Hà Nội đạt 1,93 triệu lượt, tăng 4% theo quý và giảm 33% theo năm. Khách nội địa lưu trú trong quý đạt 230.000 lượt, tăng gấp đôi theo quý nhưng giảm 86% theo năm.

Thống kê từ Official Aviation Guide (OAG) cho thấy trong tháng 3/2021, đường bay hai chiều Hà Nội - TP.HCM tiếp tục xếp hạng đường bay nội địa bận rộn thứ hai thế giới với khoảng 980.000 khách, chỉ đứng sau đường bay Jeju-Seoul của Hàn Quốc với 1,4 triệu khách.

Ông Rajit Sukumaran, Giám đốc Điều hành, IHG Hotels & Resorts, khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc, cho rằng năm vừa qua là khoảng thời gian rất khó khăn đối với ngành khách sạn và dịch vụ, năm 2021 còn nhiều thử thách phía trước. Những động thái nhằm khôi phục ngành khách sạn trên toàn cầu sẽ phải chờ đến cuối năm 2021 và phụ thuộc vào tình hình triển khai vắc-xin ngừa Covid-19 và việc gỡ bỏ hạn chế đi lại trên toàn thế giới.

Theo Savills, trong giai đoạn 2021-2023, xấp xỉ 3.000 phòng từ 14 khách sạn dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động, trong đó năm 2021 sẽ có thêm một khách sạn 5 sao, một khách sạn 4 sao và một khách sạn 3 sao với trên 400 phòng. Trong số 14 dự án khách sạn trong giai đoạn này, khu vực Nội thành đóng góp gần 1.500 phòng hay 52% nguồn cung tương lai, theo sau bởi khu vực phía Tây với 33%.

Phân khúc 5 sao dẫn đầu nguồn cung tương lai trong giai đoạn này, chiếm 80%. Các thương hiệu khách sạn lớn sẽ gia nhập thị trường gồm Grand Mercure, Fairmont, Eastin, Four Seasons, Lotte, Dusit, và Wink Hotel.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự đoán du lịch thế giới sẽ bắt đầu phục hồi từ quý 3/2021 với kịch bản tích cực nhất là du lịch sẽ phục hồi từ tháng 7 với số khách du lịch quốc tế trên thế giới năm 2021 sẽ tăng 66% theo năm.

Với du lịch Hà Nội, thành phố dự báo sẽ đón tới 15 triệu lượt khách du lịch nội địa trong năm 2021, gần gấp đôi khách du lịch năm 2020 và bằng 70% khách du lịch năm 2019. Đây là nguồn khách quan trọng với các khách sạn hạng sang thời điểm này.

Duy Khánh

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
37 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
41 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
2 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.