Khai tử lãi suất từng là bê bối tài chính chấn động thế giới - Libor: Lãi suất nào sẽ thay thế?

10/10/2019 10:33
Libor, từng được mệnh danh là con số quan trọng nhất thế giới, đã mất dần uy tín sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, việc khai tử Libor đang đặt ra những thách thức lớn bởi nó có thể thay đổi toàn bộ cách thức hoạt động của thị trường tài chính.

Ngày 30/6, Ngân hàng Anh NatWest đã gửi thông cáo báo chí cho biết National Express là công ty đầu tiên thực hiện một khoản vay dựa trên Sonia, lãi suất thay thế cho Libor. Đây có thể coi là sự thay đổi đầu tiên trước khi hàng ngàn các công ty Anh thực hiện vào cuối năm 2021, khi Libor bị khai tử. 

Trong 4 tháng tiếp theo, sau lần tiên phong này, ngân hàng mới chỉ ký thêm được một khoản vay khác dựa trên Sonia với South West Water vào 2/10.

Tiến độ chậm chạp này cho thấy những thách thức mà ngân hàng và người đi vay phải đối mặt khi các nhà quản lý đang cố gắng chấm dứt việc sử dụng Libor, một chuẩn mực lãi suất mà đã được đưa vào các hợp đồng trên toàn cầu với tổng giá trị lên đến 340 tỷ đô, từ các khoản vay mua nhà cho đến các công cụ phái sinh phức tạp. 

Libor, từng được mệnh danh là con số quan trọng nhất thế giới, đã mất dần uy tín sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi các nhà chức trách Hoa Kỳ và Anh nhận thấy rằng các nhà giao dịch đã thao túng nó để thu lợi. 

Tuy nhiên, việc thay thế Libor là tốn kém và không hề dễ dàng, với những lo ngại rằng nếu không được quản lý tốt, nó có thể gây ra sự hỗn loạn cho thị trường tín dụng và tạo nên làn sóng kiện tụng.

Một số quốc gia đang áp dụng lãi suất chuẩn của riêng mình. Nước Mỹ đi đầu với một giao dịch công cụ phái sinh liên quan đến lãi suất Sofr mới; trong khi đó Ngân hàng Trung ương Châu Âu bắt đầu phát hành Estr, lãi suất chuẩn mới, từ đầu tháng này.

Ít nhất 2 ngân hàng tại Anh đã chuyển nhân viên từ nhóm chuẩn bị cho Brexit thành các chuyên viên chuyên trách về Libor trong quý vừa qua khi vấn đề này đang trở nên cấp bách hơn.

Lloyd - giám đốc cấu trúc thị trường và quản lý gắn kết khách hàng của NatWest cho rằng các ngân hàng hiện đang phải đối mặt với hàng loạt lo lắng của khách hàng doanh nghiệp bởi Sonia khiến họ cảm thấy khó khăn hơn trong việc biết lãi suất họ đang phải chịu vì đây là lãi suất cũ. 

Sonia, chỉ số trung bình qua đêm của đồng bảng Anh, dựa trên mức trung bình của lãi suất liên ngân hàng ngoài giờ thị trường, được công bố lúc 9:00 sáng hàng ngày theo giờ địa phương (0800 GMT), sau khi các giao dịch được Ngân hàng Anh xem xét kỹ lưỡng.

Những người đi vay bị áp dụng lãi suất Sonia sẽ không biết chính xác họ nợ bao nhiêu cho đến khi họ được yêu cầu trả nợ. Ngược lại, các khoản vay liên quan đến Libor có thể có lãi suất kỳ hạn, nghĩa là người vay có sự chắc chắn cao hơn đối với các khoản nợ trong tương lai của họ và có thể quản lý dòng tiền dễ dàng hơn.

Trên thực tế, các vụ bê bối gian lận Libor đã dẫn đến ​​hàng tỷ đô la tiền phạt đánh vào các ngân hàng lớn và án tù đối với các nhà giao dịch vì thao túng điểm chuẩn để kiếm lợi nhuận. Do vậy, với thông tin về các giao dịch thực tế được gửi từ các ngân hàng, lãi suất Sonia qua đêm được nhận định là vững chắc hơn và ít bị thao túng hơn so với Libor.

Một số ngân hàng và luật sư lo ngại việc tạo ra lãi suất kỳ hạn Sonia vì họ dự đoán nó sẽ tạo ra những giao dịch trái ngược với trong quá khứ và có thể làm suy yếu sự an toàn của điểm chuẩn và thậm chí sinh ra các nguy cơ về pháp lý cho các ngân hàng. Murray Longton, một nhân viên tại Capco,  chuyên tư vấn cho các công ty tài chính về việc chuyển đổi Libor, cho biết các ngân hàng rất sợ các vụ kiện, vì các mức lãi suất thay thế Sonia được cung cấp ngày càng nhiều bởi các nhà cho vay khác nhau có thể làm dấy lên cáo buộc bán khống. 

Vụ bê bối bán bảo hiểm Payment Protection Insurance (PPI) bất hợp pháp ở Anh đã khiến các ngân hàng phải trả hơn 43 tỷ bảng tiền bồi thường sau khi các hợp đồng được coi là bị bán lại. "Rất nhiều thị trường đang chờ đợi một vài thứ trong đó có lãi suất kỳ hạn Sonia. Và nếu họ không bao giờ có được nó, thì việc chờ đợi sẽ dẫn đến họ vẫn thực hiện Libor, và không sẵn sàng cho Sonia nữa ", Lloyd nói.

Cùng với đó, các ngân hàng còn phải đối mặt với sự gia tăng chi phí trong việc điều chỉnh hệ thống tính toán và đào tạo lại hàng nghìn nhân viên và các nhà quản lý về tính chất của lãi suất Sonia so với Libor. 14 trong số các ngân hàng hàng đầu thế giới dự kiến ​​sẽ chi hơn 1,2 tỷ USD cho quá trình chuyển đổi lãi suất Libor. Phần lớn chi phí này liên quan đến quá trình thay đổi các điều khoản hợp đồng gắn liền với lãi suất Libor có thời hạn kéo dài sau năm 2021. Hiện có khá nhiều ngân hàng tỏ ra không đồng thuận về cách diễn đạt thay thế trong việc điều chỉnh các thỏa thuận cho vay hiện tại với chuẩn mực lãi suất mới. 

Trong khi đó, một số người đi vay lại đang mong chờ được hưởng lợi về mặt tài chính từ quá trình chuyển đổi lãi suất có phần chậm chạp này. Bởi lẽ hợp đồng cho vay luôn có những điều khoản được soạn thảo để đề phòng trường hợp lãi suất Libor tạm thời không khả dụng, thường quy định mức lãi suất thay thế, chẳng hạn như tham khảo lãi suất của một số ngân hàng khác hoặc sử dụng lãi suất Libor được công bố gần nhất. Tuy nhiên trong trường hợp Libor ngừng tồn tại vô thời hạn như sắp tới đây, không nhiều ngân hàng chấp nhận áp dụng những điều khoản dự phòng này. Điều đó có thể gây thiệt hại cho người đi vay, ví dụ như khi chuyển đổi khoản vay có "lãi suất thả nổi", gắn liền với sự biến động của Libor thành lãi suất cố định, các khoản lãi phải trả có thể sẽ tăng lên.

Hệ thống tài chính thế giới đã sử dụng rộng rãi lãi suất Libor trong một khoảng thời gian tương đối dài. Do đó việc chuyển đổi sang lãi suất Sonia được coi là một thách thức lớn bởi đó không đơn thuần là việc "lấy một thứ ra và đưa một thứ mới vào" mà nó có thể thay đổi toàn bộ cách thức hoạt động của thị trường tài chính. Các nhà phân tích cho rằng cơ quan quản lý cần phải hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ các ngân hàng giải quyết các vấn đề chuyển đổi lãi suất, đặc biệt là tại thời điểm Libor chính thức chấm dứt tồn tại.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
9 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
3 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
4 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
5 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
5 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
22 giờ trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.