Khám phá bí ẩn của công ty lãi nhất thế giới tham vọng đạt mức giá trị vốn hóa lớn gấp 4 lần Apple

18/04/2018 09:33
Theo nguồn tin của Bloomberg, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, Aramco kiếm được 33,8 tỷ USD, dễ dàng vượt mặt các "ông lớn người Mỹ" như Apple, JPMorgan Chase hay 1 ông lớn khác cùng ngành là Exxon Mobil.

Công ty này là "viên đá đặt nền" của kinh tế toàn cầu, là "gã khổng lồ" của ngành dầu mỏ thế giới khi sản xuất và bán ra 10 triệu thùng dầu/ngày. Có trữ lượng hydrocarbon ở mức 261 tỷ thùng, cao gấp 10 lần trữ lượng của ExxonMobil – công ty dầu mỏ tư nhân lớn nhất hiện nay và có giá trị 323 tỷ USD, nó có khả năng tác động rất mạnh đến giá cả trên thị trường dầu mỏ. Thế nhưng suốt 40 năm qua, tình hình tài chính của nó vẫn luôn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong giới kinh doanh toàn cầu, với những bí mật chỉ có một số ít quan chức lãnh đạo của công ty này, giới chức chính phủ và các hoàng tử A-rập mới được biết. Công ty đó tên là Saudi Aramco.

Theo nguồn tin của Bloomberg, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, Aramco kiếm được 33,8 tỷ USD, dễ dàng vượt mặt các "ông lớn người Mỹ" như Apple, JPMorgan Chase hay 1 ông lớn khác cùng ngành là Exxon Mobil. Con số nói trên đem đến cho các nhà đầu tư một cái nhìn tổng quan nhất để đánh giá giá trị của thương vụ có một không hai trên thị trường tài chính: đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Aramco.

Đặc biệt hơn nữa, khi mà Aramco là một nguồn thu "khủng" của Saudi Arabia, số liệu nói trên cũng giúp các nhà đầu tư trái phiếu nước ngoài nắm được phần nào thể trạng tài chính của vương quốc này.

Một trong số những điểm hấp dẫn nhất ở Saudi Aramco là công ty này gần như hoàn toàn "âm tính" với nợ nần, và chi phí sản xuất rất thấp so với mức tiêu chuẩn trong ngành. Nhưng công ty này phải chịu 1 gánh nặng: Saudi Arabia phụ thuộc vào Aramco như là một nguồn chi cho các hoạt động xã hội và quân sự, cũng như lối sống xa hoa của hàng trăm vị hoàng tử. Hóa đơn thuế của Aramco đang phình to ra đáng kể trong bối cảnh giá dầu đang dần lấy lại phong độ. Và cùng với chi phí vốn ngày càng gia tăng thì điều này có thể sẽ hạn chế khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông sau một đợt chào bán cổ phiếu.

Số liệu nói trên còn cho thấy mức độ nhạy cảm của Aramco đối với giá dầu. Nửa đầu năm 2016, khi dầu thô trung bình có giá 41 USD/thùng, thu nhập ròng của Saudi Aramco là 7,2 tỷ USD. Như vậy, với sự khởi sắc gần đây của giá dầu, lợi nhuận trong năm nay của tập đoàn này có thể sẽ cao hơn nhiều so với năm 2017.

Thái tử Saudi Mohammed bin Salman, người đã vẽ ra những tham vọng nhằm chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu dầu mỏ mà thương vụ IPO của Aramco là một phần trong những kế hoạch này, đã từng định giá tập đoàn dầu khí quốc gia này ở mức 2.000 tỷ USD. Với con số này, Aramco sẽ gọi vốn được đến 100 tỷ USD bằng cách bán ra chỉ 5% cổ phần, đánh bại con số kỷ lục 25 tỷ USD mà "gã khổng lồ" thương mại điện tử của Trung Quốc Alibaba gọi được vào năm 2014. 

Thế nhưng, nhiều nhà lãnh đạo, tư vấn và chuyên gia trong ngành dầu mỏ, trong đó có Sanford C. Bernstein & Co. và Rystad Energy AS, đã tỏ ra hoài nghi con số 2.000 tỷ USD nói trên, và cho rằng một con số nằm đâu đó trong khoảng 1.000-1.500 tỷ USD có vẻ thực tế hơn.

Thế nhưng, giới đầu tư vẫn không biết được chính xác là khi nào Aramco tiến hành IPO, hay thậm chí là liệu kế hoạch này có thực sự diễn ra hay không, và cho đến nay họ cũng hoàn toàn mù mờ về năng lực tài chính của Aramco. Ban đầu tập đoàn này dự kiến sẽ tiến hành IPO, bao gồm cả việc lên sàn quốc tế ở New York, London hoặc Hong Kong, trong năm 2018, nhưng hiện kế hoạch này có thể bị lùi lại đến năm 2019.

Hai thước đo chủ chốt mà các nhà đầu tư sẽ dùng để đo lường giá trị của Aramco là việc tạo ra dòng tiền và thành toán cổ tức. Theo những tính toán của Bloomberg, doanh thu đã được điều chỉnh từ hoạt động kinh doanh của Aramco đạt 52,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017, khi giá dầu Brent Biển Bắc trung bình ở gần mức 53 USD/thùng. Cùng kỳ, con số này của Shell là gần 21 tỷ USD dù tập đoàn này chỉ sản xuất được 25% sản lượng dầu khí của Aramco.

Dù lớn nhưng cổ tức của Aramco cũng không phải là "hàng khủng" khi so với các công ty đầu ngành khác. Trong nửa đầu năm 2017, Aramco trả cho chính phủ nước này khoản tiền 13 tỷ USD, không lớn hơn mấy so với lượng tiền chi trả cổ tức lần lượt 6,4 tỷ USD và 7,8 tỷ USD của Exxon và Royal Dutch Shell Plc, khi xét đến thực tế rằng sản lượng dầu của hai công ty này gộp lại cũng chưa bằng Aramco.

Nguyên nhân lý giải cho khả năng tạo ra dòng tiền còn hạn chế của Aramco là thuế, khi tập đoàn này phải chi trả thuế thu nhập lên đến 50% và một khoản thuế tài nguyên đánh vào doanh thu.

Bên cạnh đó, Aramco cũng rất "chịu chi" cho việc đầu tư, khi chỉ trong nửa đầu năm 2017, chi phí vốn của tập đoàn này đã lên đến 14,7 tỷ USD, cao hơn nhiều so với các con số 8 tỷ USD và 9 tỷ USD lần lượt của Exxon và Shell trong cùng kỳ.

Tuy nhiên, ở Aramco cũng có nhiều điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tập đoàn dầu khí quốc gia này khai thác những mỏ dầu lớn nhất với chi phí thấp nhất trên thế giới, và chỉ phải chi 7,9 tỷ USD cho các chi phí sản xuất trong nửa đầu năm ngoái. Tính ra, Aramco chỉ mất chưa đến 4 USD/thùng để sản xuất các sản phẩm dầu, trong khi con số này của Exxon và Shell lên đến khoảng 20 USD/thùng.

Aramco còn gần như không dính đến nợ nần. Tổng nợ của "đại gia" này tính đến cuối tháng 6/2017 là 20,2 tỷ USD đã gần như được bù trừ hết bởi lượng tiền mặt và tương đương tiền mặt lên đến 19 tỷ USD.

Thậm chí sau khi IPO, Aramco sẽ không chỉ là một tập đoàn dầu lớn cả ở trong nước và trên trường quốc tế. Những mỏ dầu khổng lồ trải dài khắp sa mạc Saudi của tập đoàn này là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và an ninh địa chính trị của thế giới.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.