Khám phá vùng đất nghèo khó bậc nhất Hoàng Su Phì

05/01/2018 14:49
Có dịp về thăm các xã trong huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), chúng tôi nhận thấy điểm chung là cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Từ trung tâm xã đến các bản làng hầu hết chưa có đường cho ôtô, xe máy. Nhưng riêng ở xã Thông Nguyên, đường bê tông đã vào tận bản. Đặc biệt, nông dân ở Thông Nguyên có nhiều cách làm nông nghiệp rất sáng tạo, làm giàu trên chính đồi núi của họ.

Thoát nghèo nhờ chăn dê

Đến huyện Hoàng Su Phì, chúng tôi may mắn được xem Lễ hội chọi dê lần thứ 6 của huyện, được tổ chức tại xã Thông Nguyên. Vòng chung kết hội chọi dê huyện Hoàng Su Phì quy tụ 38 chú dê đã được tuyển chọn từ vòng sơ loại. Vì lần đầu tiên được tận mắt thấy những chú dê so tài nên chúng tôi rất phấn khích, tò mò.

kham pha vung dat ngheo kho bac nhat hoang su phi hinh anh 1

Lễ hội chọi dê Hoàng Su Phì 2017 được tổ chức tại Thông Nguyên. Ảnh: C.K

Đến nay, các trường học ở Thông Nguyên đều đã đạt chuẩn quốc gia; 13/13 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn; 11/13 bản có Internet; 98,9% hộ dân có nhà ở đạt chuẩn; 98,8% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 10/13 thôn được công nhận làng văn hóa…

Sau một ngày thi đấu, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho chú dê của chủ dê Vàng Văn Lường đến từ xã Bản Péo ở hạng cân 36-40kg và chú dê của chủ dê Hầu Đức Sơn đến từ xã Nam Sơn, hạng cân 41-45kg. Ông Lù Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, toàn huyện có khoảng 30.000 con dê và nghề nuôi dê đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Vì thế, lễ hội chọi dê không chỉ nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho đồng bào mà còn khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi. Sở dĩ Thông Nguyên được chọn là nơi tổ chức Lễ hội chọi dê vì xã đang dẫn đầu về chăn nuôi dê tại địa phương, với đàn dê gần 8.000 con và khoảng 500 hộ nuôi.

 Ông Nguyễn Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Thông Nguyên cho hay, nếu so với chăn nuôi lợn, nuôi dê hiệu quả hơn nhiều vì vốn đầu tư ít, không tốn nhiều tiền mua thức ăn, bởi dê chủ yếu ăn cây cỏ, hoa lá ở rừng. Trung bình mỗi năm một con dê cái đẻ khoảng 4 lứa, mỗi lứa từ 2 – 3 con. Ở Thông Nguyên, có ngót 100 hộ nuôi từ 50-100 con dê trở lên. Với giá xuất chuồng dê hơi các năm trước từ 100.000-120.000 đồng/kg, năm nay giá dê giảm chỉ còn 70.000-80.000 đồng/kg, song cũng đem lại thu nhập bình quân từ 60-150 triệu đồng/năm cho các hộ dân.

Chủ tịch xã xắn tay nuôi cá, lợn…

Trước đó, ngày 27.11.2015, Thông Nguyên là xã đầu tiên của huyện Hoàng Su Phì được UBND tỉnh Hà Giang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong thời gian triển khai thực hiện chương trình, trước những khó khăn, thử thách, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã đoàn kết, triển khai thực hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo. Nhờ vậy từ chỗ chỉ đạt 4 tiêu chí vào năm 2010, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí chỉ sau 5 năm.

Theo lãnh đạo xã, trong quá trình triển khai thực hiện, việc xây dựng hạ tầng thiết yếu được ưu tiên hàng đầu, nhưng điểm đột phá chính là ở phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân. Vào năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã hơn 20%, thu nhập bình quân đầu người chỉ trên dưới 10 triệu đồng/hộ thì đến năm 2016, thu nhập bình quân đầu người ở đây đã đạt 21 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3%.

Đến thăm mô hình nuôi cá của ông Vần Kim Đưởng - Bí thư Đảng ủy xã tại thôn Nậm Lìn, chúng tôi khá bất ngờ bởi chỉ với 1.200m2 mặt nước nuôi cá, ông Đưởng đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Được biết, thực hiện đề án nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội của các Đảng ủy cơ sở vùng nông thôn tỉnh Hà Giang (Đề án 145), Bí thư Đảng ủy xã đã vận động 5 cán bộ trong Ban thường vụ, mỗi đồng chí làm thử nghiệm một mô hình kinh tế. Các mô hình nuôi cá của Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Chung; nuôi cá, lợn, chim cút của Chủ tịch HĐND xã Vàng Văn Dương; mô hình nuôi dê của Phó Bí thư Đảng ủy xã Triệu Thanh Siểu... đều được đánh giá cao và chủ trương nhân rộng.

 Đến nay, xã Thông Nguyên đã có 17 mô hình nuôi lợn, dê, trâu... do cán bộ xã thực hiện tại gia đình. Noi gương cán bộ xã, hàng trăm hộ nông dân mạnh dạn phát triển mô hình trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi hàng hóa với 150 hộ nuôi dê số lượng lớn; 45 hộ nuôi trâu quy mô từ 8 - 10 con; hàng trăm hộ kết hợp nuôi cá trong ruộng lúa bậc thang... Ngoài ra còn có khoảng 20 hộ gia đình làm dịch vụ du lịch homestay, có thêm khoản thu nhập đáng kể. 

 Ông Nguyễn Văn Chung chia sẻ:  “Nếu cán bộ chỉ nói và vận động nhân dân mà không trực tiếp làm, thì sẽ không mang lại hiệu quả. Cán bộ làm, mới biết hướng dẫn bà con nên trồng cây gì, nuôi con gì. Khi làm mới rút ra kinh nghiệm, phải theo nhu cầu thị trường hiệu quả mới cao. Mô hình phát triển kinh tế đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, hỗ trợ xã trong quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM”.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.187.823 VNĐ / tấn

1,015.50 UScents / bu

0.22 %

+ 2.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.760.327 VNĐ / tấn

322.75 USD / ust

0.36 %

+ 1.15

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.240.780 VNĐ / tấn

40.97 UScents / lb

0.17 %

+ 0.07

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
8 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
12 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
12 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất