Công ty kiểm toán Deloitte vừa công bố báo cáo "Góc nhìn toàn cầu về các doanh nghiệp tư nhân".
Deloitte đã thực hiện cuộc khảo sát thông qua một công ty nghiên cứu thị trường, để thăm dò ý kiến của 2.750 Giám đốc điều hành của các doanh nghiệp có quy mô vừa trên khắp thế giới về kỳ vọng, kinh nghiệm và kế hoạch của họ để nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt trong giai đoạn thị trường nhiều biến động như hiện nay. Đối tượng tham gia khảo sát chỉ giới hạn ở cấp Giám đốc điều hành của các doanh nghiệp tầm trung với doanh thu hàng năm từ 10 triệu đến 1 tỷ đô la Mỹ.
Báo cáo chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp tư nhân trên khắp thế giới và trong hầu hết các lĩnh vực. Chuỗi cung ứng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, với các hành lang thương mại tạm thời bị gián đoạn và năng lực sản xuất giảm đáng kể - 60% số người tham gia khảo sát tin rằng chuỗi cung ứng cần được thiết lập lại do hậu quả trực tiếp của đại dịch.
Theo Deloitte, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các mạng lưới cung ứng gắn kết hơn, không chỉ xem xét đến tính hiệu quả mà còn cả khả năng phục hồi và nguồn dự phòng. Họ đang tận dụng cuộc khủng hoảng để hiểu rõ hơn về sự phụ thuộc lẫn nhau và tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực như mạng lưới cung ứng kỹ thuật số để lường trước, phán đoán và phản ứng tốt hơn với những thay đổi bất ngờ.
Người tham gia khảo sát tin rằng những tác động của đại dịch trên diện rộng sẽ không chỉ kéo dài trong 12 tháng tới, mà là trong vài năm tới.
Đại dịch có thể đẩy nhanh những nỗ lực này, nhưng sẽ mất thời gian để nhìn thấy được những lợi ích, như vụ tắc nghẽn kênh đào Suez gần đây. Vấn đề do một tàu chở hàng bị mắc cạn, khiến gần 400 tàu khác bị hoãn, gây thiệt hại cho thương mại toàn cầu gần 10 tỷ đô la mỗi ngày, một lần nữa cho thấy sự phụ thuộc của nhiều doanh nghiệp vào một chuỗi cung ứng toàn cầu vận hành tốt.
Người tham gia khảo sát tin rằng những tác động của đại dịch trên diện rộng sẽ không chỉ kéo dài trong 12 tháng tới, mà là trong vài năm tới. Họ nhận định các rủi ro liên quan đến COVID là những mối quan tâm hàng đầu trong 12 đến 36 tháng tới, trong đó những người quan ngại nhất là những người tham gia khảo sát đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Những người tham gia khảo sát ở tất cả các khu vực đều cho rằng tài trợ của chính phủ để bù đắp tác động của đại dịch đến nền kinh tế là hình thức hỗ trợ quan trọng nhất của chính phủ trong năm nay để tạo điều kiện hỗ trợ tăng trưởng.
khảo sát của Deloitte về các rủi ro với sự phát triển của doanh nghiệp: Rủi ro Covid là rủi ro hàng đầu
Đại dịch không chỉ làm tăng số lượng những rủi ro các doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt, mà còn làm thay đổi bản chất của những rủi ro này, khiến việc đo lường và quản trị chúng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù việc đánh giá và định lượng tác động của chuỗi cung ứng đã bị tổn hại bởi COVID-19 tương đối đơn giản, nhưng một số rủi ro – chẳng hạn như sở thích của khách hàng thay đổi – khó để đo lường và giảm thiểu tác động hơn, và có thể có ảnh hưởng lớn hơn đến thành công của doanh nghiệp.
Theo Deloitte, mặc dù các rủi ro liên quan đến COVID là những rủi ro trước mắt, cần được xem là trọng tâm, nhưng các nhà lãnh đạo cần cẩn thận để không bỏ qua những rủi ro khác. Họ sẽ vẫn cần lường trước những thách thức không ngừng trở nên phức tạp như tấn công mạng và gia tăng cạnh tranh trên thị trường. Các lãnh đạo cũng nên dành sự quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) và tác động của biến đổi khí hậu đối với vận hành của doanh nghiệp. Về khía cạnh rủi ro, một lần nữa, chúng ta lại thấy sự khác biệt về quan điểm giữa các doanh nghiệp có khả năng phục hồi khác nhau. Ví dụ, so với những doanh nghiệp có điểm khả năng phục hồi thấp, những công ty có khả năng phục hồi cao đánh giá rằng các cuộc tấn công mạng, biến đổi khí hậu, sự gián đoạn và rủi ro chính trị mang lại rủi ro cao hơn nhiều.
Kỳ vọng vào sự phục hồi
Các doanh nghiệp được khảo sát chia sẻ doanh thu sẽ giảm nhẹ trong 12 tháng tới, có thể thấy môi trường kinh doanh là không chắc chắn. Ví dụ, 17% người tham gia khảo sát tin rằng họ sẽ không tăng trưởng doanh thu trong năm nay, trong khi đó mức đánh giá vào hai năm trước chỉ là 5%, trong khi đó 19% số người khảo sát cho rằng lợi nhuận năm nay sẽ giảm.
Nguồn: báo cáo Deloitte
Tuy nhiên, theo khảo sát, phần lớn người tham gia khảo sát đều tin rằng doanh nghiệp của họ sẽ phục hồi sau đại dịch, với hơn 2/3 trong số đó tự tin rằng doanh nghiệp sẽ thành công trong 12 tháng tới. Họ cũng tin rằng hầu hết các chỉ số kinh doanh chính sẽ được cải thiện.
Nguồn: báo cáo Deloitte
Theo Deloitte, những doanh nghiệp kiên cường nhất cũng là những doanh nghiệp lạc quan nhất: 3/4 doanh nghiệp được xếp hạng cao về khả năng phục hồi mong đợi các chỉ số kinh doanh của họ sẽ cải thiện, cao hơn mức của gần 50% doanh nghiệp có mức xếp hạng thấp về khả năng phục hồi. Thậm chí, các doanh nghiệp có khả năng phục hồi cao còn lạc quan hơn về tiềm năng tăng trưởng dài hạn của họ, với 52% đặc biệt tin tưởng vào triển vọng của họ trong ba năm tới, so với chỉ 20% của các doanh nghiệp có khả năng phục hồi thấp.
Nhìn chung, các nhà lãnh đạo tự tin nhất về khả năng nâng cao năng suất và đó cũng là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp trong năm tới. Tuy chuyển đổi số là ưu tiên thứ hai trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, nhưng lại là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của những nhà lãnh đạo kiên tâm. Sự khác biệt trong việc nhìn nhận tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển của doanh nghiệp giữa doanh nghiệp có khả năng phục hồi cao và thấp là 18%, khoảng cách lớn nhất trong khảo sát.
7 yếu tố tạo nên khả năng phục hồi của tổ chức
Deloitte đã khảo sát người tham gia người tham gia chia sẻ bảy yếu tố tạo nên khả năng phục hồi của tổ chức, bao gồm:
(i) Chiến lược: Xác định hành trình chuyển đổi và những tham vọng
(ii) Tăng trưởng: Định hướng việc lấy khách hàng làm trọng tâm, đổi mới sản phẩm và tăng trưởng doanh thu
(iii) Vận hành: Chuyển đổi và hiện đại hóa quy trình vận hành
(iv) Công nghệ: Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
(v) Lực lượng lao động: Chuyển đổi công việc, lực lượng lao động, và nơi làm việc
(vi) Nguồn vốn: Tối ưu hóa vốn lưu động, cơ cấu vốn và danh mục đầu tư kinh doanh
(vii) Xã hội: Quản trị tài nguyên môi trường và nguồn lực xã hội