Khảo sát WEF: Không phải Mỹ, Italy mới là quốc gia tiêu cực nhất về vấn đề nhập cư

23/01/2019 16:35
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ đang làm suy yếu quá trình toàn cầu hóa. Nhưng một cuộc khảo mới cho Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới 2019 cho thấy mức độ hợp tác quốc tế, nhập cư và lợi ích cá nhân cao đến từ toàn cầu hóa.

Cuộc khảo sát 10.000 người ở 29 quốc gia được thực hiện vào tháng 1 bởi công ty Qualtrics. Trong đó, các cá nhân đã trả lời các câu hỏi liên quan đến toàn cầu hóa 4.0, bao gồm tác động của công nghệ, việc làm trong tương lai, giáo dục và sự thay đổi của xã hội. Đây là những phát hiện chính:

Câu hỏi 1: Bạn có nghĩ rằng đất nước của bạn có trách nhiệm giúp đỡ các quốc gia khác trên thế giới?

Mọi người cho rằng các quốc gia nên hỗ trợ lẫn nhau. Hiện nay có rất nhiều mối lo ngại về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cô lập sẽ chi phối chương trình nghị sự chính trị toàn cầu. Nhưng cuộc khảo sát cho thấy phần lớn mọi khu vực đồng ý rằng các quốc gia nên giúp đỡ lẫn nhau. Tinh thần hỗ trợ đó đặc biệt mạnh mẽ ở khu vực Nam Á, Đông Á và châu Phi cận Sahara.

Khảo sát WEF: Không phải Mỹ, Italy mới là quốc gia tiêu cực nhất về vấn đề nhập cư - Ảnh 1.

Câu hỏi 2: Bạn cho rằng những người nhập cư mới là tốt hay xấu cho đất nước của bạn?

Nhập cư là một chủ đề nhạy cảm ở nhiều quốc gia. Nhưng đa số mọi người cho rằng di cư là tích cực ở tất cả các khu vực ngoại trừ châu Âu. Có sự ủng hộ đặc biệt mạnh mẽ ở khu vực Nam Á và Bắc Mỹ.

Khảo sát WEF: Không phải Mỹ, Italy mới là quốc gia tiêu cực nhất về vấn đề nhập cư - Ảnh 2.

Và kết quả thống kê theo các quốc gia, có vẻ khá bất ngờ khi Hoa Kỳ - quốc gia được lãnh đạo bởi tổng thồng Donald Trump, người kỳ thị người nhập cư đến mức muốn xây tường ngăn biên giới Mỹ - Mexico, lại có người dân khá ủng hộ việc di cư. Trong khi Italy chỉ có 30% số câu trả lời cho rằng di cư là tốt cho đất nước họ.

Câu hỏi 3: Bạn cho rằng tất cả các quốc gia có thể đồng thời phát triển hay nếu một số quốc gia phát triển thì các quốc gia khác sẽ bị ảnh hưởng xấu?

80% mọi người đều cho rằng: "Chúng ta có thể cùng nhau đồng thời phát triển."

Khảo sát WEF: Không phải Mỹ, Italy mới là quốc gia tiêu cực nhất về vấn đề nhập cư - Ảnh 3.

Câu hỏi 4: Khi các nhà lãnh đạo từ các quốc gia làm việc cùng nhau thì điều đó tốt hay xấu, theo bạn?

Người tham gia khảo sát được hỏi, đối với cá nhân họ thì việc các nhà lãnh đạo từ các quốc gia hợp tác với nhau là tốt hay xấu. Đa số nghĩ rằng đội ngũ lãnh đạo hợp tác dẫn đến kết quả tốt hơn cho họ. Nam Á và châu Phi rất ủng hộ hợp tác, trong khi Tây Âu thì vẫn còn giữ tư tưởng bảo thủ.

Khảo sát WEF: Không phải Mỹ, Italy mới là quốc gia tiêu cực nhất về vấn đề nhập cư - Ảnh 4.

Câu hỏi 5: Công nghệ có lợi hay có hại cho xã hội?

Tiến bộ công nghệ đang ảnh hưởng đến công dân trên toàn thế giới. Khi được hỏi liệu công nghệ mới có ảnh hưởng tốt hay không, quan điểm ủng hộ công nghệ đã chiếm đa số. Tây Âu tiếp tục cho thấy sự cứng nhắc của mình khi chỉ có 14% cho rằng công nghệ là tốt cho xã hội, quá nửa tin là công nghệ có tác động tiêu cực cũng ngang ngửa tác động tích cực, hoặc thậm chí cho rằng công nghệ tác động xấu đến xã hội.

Khảo sát WEF: Không phải Mỹ, Italy mới là quốc gia tiêu cực nhất về vấn đề nhập cư - Ảnh 5.

Câu hỏi 6: Bạn có muốn 5 năm tới bạn vẫn sẽ tiếp tục công việc mình đang làm?

Phần lớn các cuộc tranh luận xung quanh Toàn cầu hóa 4.0 là về sự thay đổi công nghệ sẽ tác động đến việc làm. Trừ khu vực Nam Á khá kiên định với vấn đề việc làm của mình, các khu vực còn lại đều muốn thay đổi bản thân để không bị thế chỗ bởi máy móc.

Khảo sát WEF: Không phải Mỹ, Italy mới là quốc gia tiêu cực nhất về vấn đề nhập cư - Ảnh 6.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
6 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
6 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
6 giờ trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
11 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.