Khi “ánh hào quang” từ đại dịch bị che khuất, Pfizer sẽ làm gì để tránh viễn cảnh lụi tàn?

04/10/2022 14:52
Gã khổng lồ dược phẩm Mỹ đã trở thành cái tên được cả thế giới săn đón khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, ánh hào quang đó chắc chắn không còn đủ chiếu rọi cho công ty trong hành trình sau này.

Sự nổi lên của một doanh nghiệp "kín tiếng"

Đại dịch đã giúp một doanh nghiệp dược Mỹ trở thành tên tuổi toàn cầu. Sử dụng công nghệ mới, Pfizer đã tạo ra loại vắc xin chống Covid-19 trong thời gian ngắn kỷ lục. Doanh thu của họ đã tăng gấp nhiều lần. Bây giờ, Pfizer tiếp tục đưa ra thuốc chống Covid-19 dạng viên và có cơ hội chiếm tới hơn một nửa trong 100 tỷ USD doanh thu dự kiến vào năm 2022.

Những thành tựu đó giúp Pfizer rủng rỉnh tiền mặt, với 28 tỷ USD, giúp hãng có thể tài trợ cho các hoạt động của mình trong nhiều thập kỷ tới để trở thành gã khổng lồ dược phẩm của Mỹ. Tuy nhiên, tiền không phải tất cả. Pfizer đang đứng trước áp lực khủng khiếp để chứng minh rằng những thành tựu mà họ đạt được trong đại dịch không phải gió thoảng, mây bay.

Khi “ánh hào quang” từ đại dịch bị che khuất, Pfizer sẽ làm gì để tránh viễn cảnh lụi tàn? - Ảnh 1.

Doanh thu của Pfizer tăng vọt trong đại dịch. Màu đen từ vắc xin chống Covid-19, màu xanh từ các phương pháp điều trị Covid-19 còn màu tím là từ các nguồn khác.

Trên thực tế, chẳng có công ty dược phẩm lớn nào có thể tăng gấp đôi doanh thu trong thời gian ngắn kỷ lục như vậy. Đến bây giờ, vẫn chẳng công ty nào kỳ vọng vào điều đó. Pfizer có lẽ cũng phải quen với thực trạng này. Hào quang của quá khứ sẽ không bao giờ trở lại.

Tuy nhiên, Pfizer cũng không thể để mình quay trở lại con đường ì ạch mà họ đã đi trong nhiều năm trước khi Covid-19 hoành hành. Cổ phiếu công ty đã giảm 25% trong năm 2022 do hàng loạt các lo ngại liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi mà Covid-19 gần như đã được khống chế.

Nhà phân tích Evan David Seigerman của BMO Capital Markets Corp cho biết: “Pfizer rất đìu hiu trước đại dịch. Bây giờ, họ đang bị các nhà đầu tư trừng phạt vì không biết doanh nghiệp sẽ làm gì khi đại dịch qua đi. Họ cần tầm nhìn về tương lai hậu Covid-19 của doanh nghiệp".

Trước đại dịch Covid-19, Pfizer loay hoay tìm ra bom tấn sau vài năm bế tắc. Bây giờ, các sản phẩm chủ chốt của hãng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ áp dụng công nghệ mới. Các thương vụ “siêu khủng” đang ngày càng khó thực hiện và Washington cũng rất mạnh tay trong việc chống độc quyền.

Pfizer đang làm gì?

Trước khi ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên ở Vũ Hán, tân CEO của Pfizer là Albert Bourla đã bắt đầu đưa công ty đi trên một con đường mới. Ông Bourla, người được bổ nhiệm năm 2019, đã nhìn thấy cơ hội biến Pfizer thành một phiên bản hiện đại của công ty công nghệ sinh học nhanh nhẹn, sáng tạo mà họ thường bỏ tiền ra để mua lại. Mục tiêu của họ là tạo ra các loại thuốc công nghệ mới chữa trị các bệnh như ung thư hay những bệnh hiếm gặp.

Bây giờ, sau 2 năm tập trung vào vắc xin phòng Covid-19, Bourla đã sẵn sàng trở lại con đường mà họ đã chọn, ngay cả khi phố Wall hoàn toàn không đặt niềm tin vào họ.

Khi “ánh hào quang” từ đại dịch bị che khuất, Pfizer sẽ làm gì để tránh viễn cảnh lụi tàn? - Ảnh 2.

“Chẳng ai hỏi chúng tôi về những gì chúng tôi đang làm với các sản phẩm ngoài Covid-19”, Bourla nói với giọng điệu nghe có vẻ bực tức trong lần báo cáo lợi nhuận quý 2. Vị CEO này hứa hẹn tăng trưởng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty – không bao gồm các sản phẩm Covid – sẽ tăng trưởng 6% hàng năm cho đến năm 2025. Phố Wall cho rằng tăng trưởng doanh thu của Pfizer có thể chỉ đạt 5%.

Tuy nhiên, đó có thể sẽ là những gì tốt nhất. Trong đại dịch, các chính phủ đã bơm tiền cho các công ty dược, thậm chí viện dẫn luật thời chiến để thúc đẩy sản xuất vắc xin. Sẽ khó có điều kiện nào trong số đó có khả năng sớm xảy ra một lần nữa chứ đừng nói tới tất cả.

Covid-19 đã để lại những dấu ấn trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ mRNA – công nghệ đằng sau các loại vắc xin của Pfizer và Moderna Inc. Bây giờ, cuộc đua này ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, nhất là khi có sự góp mặt của các gã khổng lồ dược phẩm, những người mong muốn cải thiện doanh thu bằng cách cải tiến thuốc của họ. Điều đó có nghĩa một cuộc chiến giành nguồn lực, nhân tài và ngay cả những người sẵn sàng thử nghiệm sẽ trở nên cam go hơn bao giờ hết.

Những thách thức ngáng đường

Pfizer chắc chắn sẽ không từ bỏ những thành tựu mà họ đạt được trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành. Bourla cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ “toàn tâm toàn ý” với mRNA và nhấn mạnh tiềm năng của nó với hàng loạt bệnh nan y, bao gồm cả các căn bệnh di truyền hiếm gặp. Họ đã bỏ tiền để liên minh với các công ty chuyên nghiên cứu các công nghệ mới. Tuy nhiên, sẽ phải mất nhiều năm để có thành quả và các đối thủ cũng không hề kém cạnh.

Damien Conover, một nhà phân tích tại Morningstar Inc., cho biết: “Khi Pfizer bắt đầu theo đuổi phương pháp trị liệu mRNA, họ sẽ có tiềm năng lớn hơn nhưng sự thiếu chắc chắn cũng tương ứng. Với mỗi thành tựu đạt được trong việc chữa khỏi bệnh truyền nhiễn, bạn lại đi chệch hơn so với công nghệ lõi của mNRA”.

Khi “ánh hào quang” từ đại dịch bị che khuất, Pfizer sẽ làm gì để tránh viễn cảnh lụi tàn? - Ảnh 3.

Pfizer muốn đưa các sản phẩm sử dụng công nghệ mRNA ra thị trường trong vòng 5 năm, một khung thời gian đầy tham vọng so với các phương thức truyền thống. Thông thường, một phương thuốc sẽ phải cần tới hơn một thập kỷ để chuyển từ phòng thí nghiệm sang thử nghiệm trên người trước khi được các cơ quan quản lý cấp phép. Khoảng 90% loại thuốc thất bại trong các thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh không phải vì thế mà ít đi. Daniel Anderson, giáo sư kỹ thuật hóa học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, cho biết: “Sinh viên và thực tập sinh đang bị lôi kéo bởi làn sóng này. Nhiều người bỏ học để lập công ty, số khác thì đầu quân cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm mới nổi”.

Theo dữ liệu từ Pitchbook, có khoảng 43 doanh nghiệp tư nhân đang phát triển các công nghệ mRNA đã huy động được khoảng 1,6 tỷ USD trong 12 tháng qua.

Để giành lợi thế cạnh tranh, Pfizer chọn cách đầu tư vào đội ngũ chuyên gia mRNA của mình. Đóng vai trò chủ chốt trong đó là Kathy Fernando, người từng sớm theo đuổi các nghiên cứu về mRNA. Trong đại dịch, bà Kathy Fernando chính là người dẫn đầu các hoạt động nghiên cứu và phát triển của Pfizer.

Họ cũng tìm đến các cố vấn mRNA bên ngoài để hoàn thiện chiến lược của mình, đặc biệt là khi có sản phẩm mới. Việc có được ý tưởng từ các chuyên gia hàng đầu mang lại nhiều lợi ích cho họ.

Tuy nhiên, các đối thủ của Pfizer cũng có những động thái tương tự và cũng đang phát triển các loại thuốc tập trung vào RNA và DNA. Bên cạnh đó, cũng có những tranh chấp pháp lý liên quan đến công nghệ mRNA, vốn được Moderna khẳng định họ có bằng sáng chế trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016. Đơn kiện đã được đệ lên tòa án ở Massachusetts, Mỹ và ở Đức.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.