Khi máy xúc và tàu kéo vô dụng, các chuyên gia đang chờ Thiên Nhiên ra tay giải cứu tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez

28/03/2021 23:53
Mẹ Thiên Nhiên gây ra thiệt hại cũng có thể giang rộng vòng tay giải cứu.

Không phải ngày nào kênh đào Suez ở Ai Cập cũng lên trang nhất của mọi đầu báo lớn nhỏ. Thực tế, việc thông thương tại địa phương này diễn ra thường xuyên, ta chỉ không chú ý tới nó cho đến khi tàu Ever Given dài 400 mét, nặng 200.000 tấn mắc cạn trên dòng kênh chỉ rộng chưa đầy 200 mét.

 Khi máy xúc và tàu kéo vô dụng, các chuyên gia đang chờ Thiên Nhiên ra tay giải cứu tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez - Ảnh 1.

Theo thông tin nhận được, gió to thổi vào những tầng công-ten-nơ chất thành dãy dài, cao tựa một cánh buồm đón dòng không khí, khiến tàu Ever Given đâm sâu vào bờ kênh. Những nỗ lực giải cứu cho tới nay đều vô hiệu.

Nhưng không phải là ban quản lý kênh không cố gắng: bằng máy xúc, máy nạo vét đáy sông và tàu kéo, họ đang cố di chuyển chướng ngại vật nặng đôi trăm ngàn tấn. Nếu không sớm giải quyết tắc đường, lối di chuyển hàng hóa quốc tế sẽ bị gián đoạn và gây hậu quả khôn lường. Ngay lúc này, hơn 100 tàu biển đang xếp hàng đợi Ever Given di chuyển.

 Khi máy xúc và tàu kéo vô dụng, các chuyên gia đang chờ Thiên Nhiên ra tay giải cứu tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez - Ảnh 2.

Hàng dài tàu đang đợi kênh đào Suez thông trở lại.

Vậy kênh đào Suez nằm ở đâu mà xôm thế?

Đây là một trong những lối vận tải biển tấp nập nhất thế giới. Kênh đào Suez nằm tại Ai Cập, nối liền Địa Trung Hải với Biển Đỏ, là lối giao thương quan trọng nối liền Châu Âu với Ấn Độ và các vùng biển phía Tây Thái Bình Dương.

Năm 1859, kênh đào Suez chính thức được khởi công và mất 10 năm để các chuyên gia xây dựng hoàn thành nó. Kênh đào chính thức khánh thành vào tháng 11/1969, với tổng chiều dài lên tới 193,3 km, tính cả hai đường rạch phía Bắc và phía Nam dẫn vào kênh đào chính.

 Khi máy xúc và tàu kéo vô dụng, các chuyên gia đang chờ Thiên Nhiên ra tay giải cứu tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez - Ảnh 3.

Người dân Ai Cập đào kênh Suez năm 1860.

Theo lời cơ quan chủ quản kênh đào Suez, ý tưởng đào kênh thông giữa Biển Đỏ và vùng Địa Trung Hải đã tồn tại từ hơn 40 thế kỷ trước. Tương truyền, người dân đã đào con kênh đầu tiên thuận theo ý nguyện các pharaoh trị vị thời bấy giờ. Cho đến nay, đất Ai Cập vẫn còn các di chỉ cho thấy hoạt động đào kênh nước của người cổ đại.

Đây là lần đầu tiên con kênh Suez chứng kiến cảnh tắc đường trầm trọng đến vậy. Trung bình, hơn 50 tàu đi qua kênh một ngày, tức là khoảng 12% các chuyến hàng xuyên biên giới đi qua con kênh Suez - con đường ngắn nhất nối liền Châu Âu và Châu Á. Các chuyên gia nhận định nếu tình trạng tắc nghẽn không sớm chấm dứt, một số tàu sẽ phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng miền Nam Châu Phi, thêm từ một tới hai tuần di chuyển vào hải trình của mình.

Ban quản lý đang giải quyết tắc đường bằng máy xúc, tàu nạo vét và thuyền kéo

Nỗ lực giải cứu đầu tiên tới hiện trường là một chiếc máy xúc cao gấp 2 lần người điều khiển, vậy mà vẫn bé tí hon trước con tàu Ever Given khổng lồ. Mũi tàu đâm sâu vào bờ kênh khoảng 5 mét, và máy xúc đang cật lực đào bờ kênh nhằm cho phép mũi tàu lại một lần nữa có thể nổi trên mặt nước.

Tiếp theo, tàu nạo vét lòng kênh cũng được đưa tới nhưng không giúp được gì: Ever Given quá nặng nên có thể tiếp tục lún sâu, tiếp tục làm khó công tác giải cứu con tàu.

 Khi máy xúc và tàu kéo vô dụng, các chuyên gia đang chờ Thiên Nhiên ra tay giải cứu tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez - Ảnh 4.
 Khi máy xúc và tàu kéo vô dụng, các chuyên gia đang chờ Thiên Nhiên ra tay giải cứu tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez - Ảnh 5.
 Khi máy xúc và tàu kéo vô dụng, các chuyên gia đang chờ Thiên Nhiên ra tay giải cứu tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez - Ảnh 6.

Ever Given mắc cạn và nỗ lực dùng tàu kéo để đưa nó rời bờ.

Song song với máy xúc đào bờ kênh, một “hạm đội” đang cố gắng kéo Ever Given ra giữa dòng nước. Tất cả nỗ lực cứu con tàu cho tới nay vẫn vô hiệu, tuy vậy, thiên nhiên gây ra sự cố đáng tiếc cũng có thể giải phóng con tàu nặng 200.000 tấn đang mắc cạn. Dự báo thời tiết cho biết: triều cường mạnh theo mùa diễn ra vào những ngày cuối tuần có thể đưa thêm 45 centimet nước vào kênh và làm nổi con tàu.

Trước khi nhờ cậy tới mẹ Thiên Nhiên ra tay, tập đoàn Shoei Kisen KK, đơn vị chủ quản tàu Ever Given, thuê Nippon Salvage hỗ trợ công tác giải cứu. Tập đoàn hàng hải cũng đã liên lạc với công ty SMIT Salvage, công ty Hà Lan có chuyên môn cứu tàu ngay cả trong bão lớn đã từng tham gia giải cứu du thuyền Ý bị mắc kẹt hồi 2012.

Xét tới vị trí mắc cạn của con tàu, việc dỡ hàng trên tàu để làm giảm trọng lượng Ever Given được coi là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Cơ quan quản lý kênh tuyên bố sẽ làm mọi cách để tránh việc bốc công-ten-nơ khỏi tàu. Quanh khu vực này không có cảng hỗ trợ việc bốc dỡ, đồng nghĩa với việc ban giải cứu sẽ phải đưa thêm tàu tới khu vực Ever Given đang mắc cạn. Chưa hết, việc dỡ hàng có lẽ sẽ tiêu tốn nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.

Tập đoàn sở hữu con tàu Ever Given đã đang đối mặt với những yêu cầu chi trả bảo hiểm lên tới hàng tỷ USD.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
37 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.