Khi nợ xấu vẫn "song hành" cùng lợi nhuận ngân hàng

04/08/2019 18:32
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm, “cuộc đua” lợi nhuận của các ngân hàng đều đạt những kết quả ấn tượng. Dù vậy, việc nợ xấu chưa được xử lý triệt để khiến bức tranh toàn cảnh vẫn còn những gam màu xám…

Tất cả đều có lãi

Dù đã tích cực xử lý nhưng tỷ lệ nợ xấu tại nhiều ngân hàng cần tiếp tục được cải thiện 

Tính đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng đều đã công bố báo cáo tài chính quý II-2019, bức tranh lợi nhuận ngân hàng theo đó cũng đã được rõ hình hài. Theo đó, năm nay tất cả 25 ngân hàng đều làm ăn có lãi với tổng lợi nhuận đạt hơn 53.000 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2018.

Đứng đầu bảng lợi nhuận vẫn là những cái tên quen thuộc, trong đó Vietcombank đang giữ vị trí quán quân với hơn 11.300 nghìn tỷ đồng, hơn cả tổng lợi nhuận của 2 cái tên đứng tiếp sau là Techcombank với 5.662 tỷ đồng và VietinBank với 5.335 tỷ đồng. Tiếp theo là MBBank với 4.875 tỷ đồng; BIDV 4.772 tỷ đồng; VPBank 4.342 tỷ đồng; ACB 3.622 tỷ đồng… Điểm đáng chú ý, 6 tháng đầu năm nay bảng xếp hạng đã có sự thay đổi về thứ hạng khi “ông lớn” BIDV từ vị trí thứ tư hồi năm ngoái đã tụt xuống vị trí thứ năm, xếp sau MBBank (năm ngoái MBBank xếp vị trí thứ sáu). Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận BIDV sụt giảm vẫn đến từ gánh nặng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Nửa đầu năm, ngân hàng này đã trích lập dự phòng tới 10.710 tỷ đồng, chiếm gần 70% lợi nhuận thuần, đứng đầu hệ thống. Trong năm 2018, ngân hàng này cũng đã phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tới gần 18.900 tỷ đồng, trong đó 6 tháng đầu năm là hơn 10.000 tỷ đồng.

Hiện BIDV là ngân hàng có nợ xấu nội bảng lớn nhất hệ thống với 21.121 tỷ đồng vào cuối tháng 6-2019, tăng 12,3% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh tới 46% lên 10.492 tỷ đồng, chiếm tới 50% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở BIDV tăng từ 1,90% hồi đầu năm lên 1,98% vào cuối tháng 6. Một nguyên nhân khác khiến lợi nhuận BIDV sụt giảm là chi phí vốn tăng khi tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi trong 6 tháng đầu năm là 63,7%, tăng so với mức 60,6% cùng kỳ năm ngoái.

Có thể thấy, các ngân hàng đang trong một “cuộc đua” về lợi nhuận, khi đây được coi là chỉ tiêu, là mục tiêu phấn đấu hàng đầu để “làm đẹp” hình ảnh trong mắt cổ đông cũng như khách hàng. Nhìn vào con số trong báo cáo tài chính các ngân hàng nửa đầu năm nay, nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng so với cùng kỳ tới trên 20%, thậm chí trên 40% và cá biệt có ngân hàng như VIB và TPBank đã tăng trưởng lên đến 58%. Trong bối cảnh nguồn thu chính của các ngân hàng đến từ mảng tín dụng đang bị thu hẹp, nhiều ngân hàng đã đột phá lợi nhuận khi chuyển hướng đầu tư mạnh vào mảng dịch vụ.

Những ngân hàng “ăn nên, làm ra” nhờ mảng dịch vụ trong 6 tháng đầu năm có thể kể đến VIB với lãi từ hoạt động dịch vụ tăng tới 142% cùng kỳ; TPBank tăng gấp đôi cùng kỳ; ACB với tăng trưởng từ mảng phân phối bảo hiểm qua ngân hàng tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ; MBBank tăng mạnh 85% lợi nhuận mảng dịch vụ cũng nhờ công ty con kinh doanh bảo hiểm. Xu thế này cũng đang diễn ra tại nhiều ngân hàng như Sacombank, Techcombank, HDBank, OCB, SCB…

Nợ xấu cũng tăng mạnh

Mặc dù các con số về lợi nhuận ngân hàng những năm gần đây ngày càng đẹp, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện, nhất là vấn đề nợ xấu, hệ số an toàn vốn.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6-2019, ước tính toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 937.500 tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng trong năm 2018, đã xử lý được 163.140 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, riêng xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15-8-2017 đến cuối tháng 6-2019, toàn hệ thống ước đã xử lý được hơn 264.000 tỷ đồng nợ xấu (xác định theo Nghị quyết 42), trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 127.641 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tính chung thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 6-2019 lại có xu hướng tăng so với cuối năm 2018, từ mức 1,89% lên 1,91%. Ngoài việc tăng nợ xấu nội bảng do một số ngân hàng tích cực mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC thì cũng có một tỷ trọng nợ xấu mới phát sinh chủ yếu do các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng. Thống kê sơ bộ tổng giá trị nợ xấu của 25 ngân hàng đang khoảng 86.000 tỷ đồng, tăng khoảng hơn 8% so với cuối 2018 (trong khi tín dụng chỉ tăng hơn 7%). Riêng nhóm Big3 (Vietcombank, BIDV và  Vietinbank), con số nợ xấu lên tới trên 41.000 tỷ đồng. Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh như: SHB tăng từ 2,4% lên 2,88% (tương đương hơn 6.912 tỷ đồng); TPBank tăng từ 1,12% lên 1,5%...

Theo phân tích của Công ty CP chứng khoán VNDirect, khác với trước đây, nợ xấu trong quá khứ của các ngân hàng đến từ các khoản cho vay với mục đích đầu cơ và các hoạt động không phải ngành kinh doanh chính (như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản) và cho vay các khoản đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp quốc doanh. Trong khi đó, nợ xấu mới hiện tại lại đến từ các khoản đầu tư của tư nhân, vay tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân, đặc biệt là ở các ngân hàng bán lẻ. Do đó, nợ xấu sẽ tăng nhiều nhất ở các ngân hàng mở rộng trong mảng bán lẻ, đặc biệt là tài chính tiêu dùng do hoạt động này rủi ro cao.

Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu tồn đọng trước đây theo Nghị quyết 42 vẫn còn gặp những vướng mắc đáng kể. Theo chuyên gia ngân hàng, TS Cấn Văn Lực, thực tế việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 còn nhiều vướng mắc, trong đó vướng mắc lớn nhất vẫn là quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn rất hạn chế, gần như chưa có vụ án nào được áp dụng trong thực tế theo hướng dẫn thủ tục rút gọn. Ngoài ra, còn nhiều vướng mắc trong thủ tục sang tên, chuyển nhượng tài sản đảm bảo, sự thiếu đồng bộ, nhất quán và quyết liệt của các bên tham gia xử lý nợ xấu, sự thiếu vắng của một thị trường mua bán nợ thực sự…

Còn đối với tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR), tính đến hết tháng 4-2019 CAR của toàn hệ thống đang là 12,19%. Trong đó, CAR của khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 9,61%; khối ngân hàng thương mại cổ phần là 11,1%; khối ngân hàng liên doanh nước ngoài 25,9%. Mặc dù hiện CAR của các ngân hàng đều ở trên ngưỡng tối thiểu, nhưng tại các ngân hàng quốc doanh (trừ Vietcombank) đã phải tính đến giải pháp kiềm chế tăng quy mô tổng tài sản để đảm bảo tỷ lệ này.

Đây không phải là phương án lâu dài, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận ngân hàng. Hơn nữa, theo chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu, nếu tính theo Thông tư 41, sẽ có không ít nhà băng không đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu. “Đó là chưa kể mức độ tin cậy của hệ số CAR tại các ngân hàng cũng vẫn đang là vấn đề đáng lưu tâm. Việc phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng còn nhiều vấn đề, các ngân hàng vẫn có xu hướng “làm đẹp” trên sổ sách” - TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

Như vậy, có thể thấy, dù biểu đồ lợi nhuận các ngân hàng không ngừng đi lên, song nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đang là vấn đề không nhỏ mà nhiều ngân hàng phải đối mặt. Nếu sa đà vào tăng trưởng tín dụng mà không kiểm soát tốt nợ xấu thì bài toán xử lý nợ xấu sẽ ngốn không ít nguồn lực của nhiều ngân hàng trong những năm tới.

Có thể thấy, dù biểu đồ lợi nhuận các ngân hàng không ngừng đi lên, song nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đang là vấn đề không nhỏ mà nhiều ngân hàng phải đối mặt. Nếu sa đà vào tăng trưởng tín dụng mà không kiểm soát tốt nợ xấu thì bài toán xử lý nợ xấu sẽ ngốn không ít nguồn lực của nhiều ngân hàng trong những năm tới.

Xem bài gốc Tại đây

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
15 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
24 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
1 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
48 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.