Những bộ sưu tập hiếm có về nhà cổ, cổ vật hay tem phiếu bao cấp đã thành tài sản vô giá mà nhiều người cất công tìm kiếm, lưu giữ.
Người đàn ông Thanh Hóa sở hữu hơn 50.000 cổ vật và 5 ngôi nhà cổ
Theo Báo Thanh Hóa, sau 30 năm sưu tầm, anh Nguyễn Hải Hưng (thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc) đã có hơn 50.000 cổ vật, gắn với các giai đoạn lịch sử của cả Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có nhiều hiện vật có giá trị.
Ngoài ra, anh Hưng còn sở hữu 5 ngôi nhà cổ từ thời Khải Định và Thành Thái. Những ngôi nhà cổ được bài trí khéo léo, bắt mắt. Trong những ngôi nhà cổ là những món đồ cổ giá trị.
Điều đáng quý, việc làm của anh Hưng đã góp phần giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Khu trưng bày cổ vật của gia đình Hưng đã thu hút được hàng nghìn lượt du khách tham quan.
Thú chơi kiểng lá độc lạ ở Sài Gòn
Monstera (trầu bà lá xẻ) là loại cây có vẻ đẹp kinh điển với những chiếc lá xẻ hình trái tim tròn trịa. Trong giới chơi kiểng lá, các loại monstera hiếm gặp, đột biến với những chiếc lá nửa xanh, nửa trắng hoặc vàng độc đáo có giá thành cực cao và được người chơi trên toàn thế giới săn lùng.
Anh Lưu Văn Long (35 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết, các loại monstera cực hiếm, hầu như không còn trong tự nhiên và rất khó nhân giống. Các loại kiểng lá này được người chơi giao dịch với những mức giá không tưởng. Tùy vào độ hiếm, đột biến... mà mỗi lá monstera có giá từ vài chục triệu đến nửa tỷ đồng. Dù mới du nhập vào Việt Nam song thú chơi monstera tại nước ta đã rất phát triển. Hiện có người chơi đang sở hữu những dòng monstera cực kỳ hiếm gặp.
Cây Monstera White monster có giá 150 triệu đồng/lá. (Ảnh: Định Hàn). |
Bộ sưu tập tem phiếu, sổ gạo sống động của người trẻ 8X
Anh Hoàng Anh Tuấn (sinh năm 1988, đại úy Công an huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) là người đam mê sưu tầm những hiện vật thời kỳ bao cấp những năm 70-80 thế kỷ trước. Theo Báo Dân Trí, Tuấn đang sở hữu rất nhiều cuốn sổ lương thực, sổ mua hàng, tem phiếu của mọi miền đất nước.
Đây là những tư liệu quý bởi nó phản ánh phần nào về thời kỳ bao cấp, một thời mà sổ gạo, tem phiếu, sổ lương thực là những thứ vô cùng quan trọng với các gia đình. Thời kỳ đó hàng hóa thiếu thốn, mua sắm khó khăn, thậm chí người có tiền cũng khó có thể mua được.
Bánh mì than tổ ong độc đáo gây sốt
Từ chiếc bánh mì quen thuộc, nhiều thợ làm bánh người Việt đã sáng tạo, thổi hồn để tạo cho chúng một diện mạo mới lạ như: bánh mì cá sấu, bánh mì khoai lang, bánh mì bóng đêm, bánh mì thanh long... Gần đây, loại bánh mì than tổ ong lại gây sốt ở Sài Gòn.
Bẻ đôi chiếc bánh, lớp nhân sánh quyện có màu vàng đẹp mắt tan chảy (Ảnh: Dân Trí) |
Đúng như tên gọi, loại bánh mì này được tạo hình giống hệt viên than tổ ong từ màu sắc đến hình dáng, kích thước. Không chỉ được tạo hình thú vị, những chiếc bánh mì than tổ ong còn cuốn hút thực khách bởi phần nhân sánh quyện, thơm lừng được làm từ công thức sốt đặc biệt gồm 3 loại phô mai bên trong. Mỗi chiếc bánh mì than tổ ong được bán với giá 95.000 đồng.
Kỳ lạ đàn cá tra 'nương nhờ' nhà dân và chỉ ăn chay
Một đàn cá tra tự nhiên di cư đến khúc sông thuộc gia đình bà Nguyễn Thị Mai ở ấp Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trú ngụ. Điều kì lạ là đàn cá này chỉ ăn chay, đặc biệt là thích ăn rau muống, nên có rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem.
Theo bà Mai, trong một lần bà rửa chén dưới mé sông thì phát hiện có nhiều con cá tra bu quanh, bà liền lấy cơm cho chúng ăn. Mấy ngày sau, chúng kéo đến mỗi lúc một đông và hiện số cá tra mà gia đình bà đang "nuôi" khoảng 8.000 con đủ mọi kích cỡ, ước chừng trọng lượng khoảng 15-20 tấn.
Ngoài du khách phương xa, bà con địa phương đều dành tình cảm đặc biệt cho đàn cá trời ban. Người dân xây hàng rào bảo vệ và được chính quyền địa phương bảo vệ cấm đánh bắt cá phạm vi 100m.
Cần thủ tóm gọn con cá "khủng" bơi lạc vào bờ
Báo Dân Trí phản ánh, nhiều hội nhóm của giới cần thủ Quảng Ngãi đang xôn xao trước "chiến tích" được xem là hiếm có của cần thủ Huỳnh Đắc Đạt (thị xã Đức Phổ).
Anh Đạt câu được con cá thu "khủng" (Ảnh: Dân Trí). |
Ngày 26/3, anh Đạt cùng nhóm bạn đến cửa biển Mỹ Á câu cá. Đến gần tối, anh Đạt may mắn câu được con cá thu nặng gần 50kg. Đây được xem là con cá "khủng" nhất được giới cần thủ câu được ở khu vực gần bờ. Anh Đạt cho biết, có người trả giá cao mua con cá nhưng anh không bán.
Thông tin anh Đạt câu được con cá thu to đến mức khó tin ở gần bờ cũng tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng đây có thể mà màn kịch được dàn dựng vì việc câu được con cá thu nặng gần 50kg ở gần bờ là chuyện rất hiếm. Tuy nhiên, một số cần thủ lão luyện lại cho rằng đây là sự may mắn của người đam mê môn câu cá.
Người đàn ông Thanh Hóa sở hữu hơn 50.000 cổ vật và 5 ngôi nhà cổ
Theo Báo Thanh Hóa, sau 30 năm sưu tầm, anh Nguyễn Hải Hưng (thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc) đã có hơn 50.000 cổ vật, gắn với các giai đoạn lịch sử của cả Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có nhiều hiện vật có giá trị.
Ngoài ra, anh Hưng còn sở hữu 5 ngôi nhà cổ từ thời Khải Định và Thành Thái. Những ngôi nhà cổ được bài trí khéo léo, bắt mắt. Trong những ngôi nhà cổ là những món đồ cổ giá trị.
Điều đáng quý, việc làm của anh Hưng đã góp phần giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Khu trưng bày cổ vật của gia đình Hưng đã thu hút được hàng nghìn lượt du khách tham quan.
Cây đu đủ dị dạng có 16 cành, thân rắn chắc như cây thân gỗ
Báo Dân Sinh cho hay, trên kênh YouTube Nếm TV ngày 10/3, chủ kênh Nguyễn Thanh Tùng đăng video ghi lại hành trình khám phá thiên nhiên và đời sống giản dị của người dân ở bản Chang, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Trong hành trình này, Thanh Tùng tìm đến xem một cây đu đủ dị dạng có đến 16 cành trĩu quả.
Cây đu đủ 16 cành. (Ảnh: Nếm TV) |
"Các bạn có thể thấy nó to bằng người mình luôn và chắc chắn như một loài cây lấy gỗ", Thanh Tùng nhận xét. Nam YouTuber phán đoán đột biến trong tự nhiên có thể là nguyên nhân tạo nên cây đu đủ thuộc vào hàng "siêu to khổng lồ" này.
Hai cây thị cổ được coi như "báu vật" ở Thanh Hóa
Báo Dân Việt cho biết, nói về thành nhà Hồ, người ta không thể không kể đến hai cây thị cổ có tuổi đời trên 600 năm tuổi, (thuộc xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Hai cây thị này được coi là "báu vật" biểu tượng tâm linh của vùng đất xứ Thanh.
Theo các cụ cao niên trong làng, hai cây thị cổ gắn bó với người dân như máu thịt, trải qua hàng trăm năm với những khắc nghiệt của thời gian, từng chịu rất nhiều trận bom đạn dội xuống trong những năm tháng chiến tranh, cây vẫn sừng sững, tỏa bóng mát che chở xóm làng.
Hai cây thị có thân hình xù xì với nhiều mắt ụ to, gốc trồi lên các rễ lớn kéo dài hàng mét. Đặc biệt, các tán lá của hai cây thị rất rộng, che mát cả một vùng rộng lớn với bán kính cả chục mét,... Hai cây thị cổ này đã được vinh danh là Cây di sản Việt Nam.
Hạnh Nguyên(Tổng hợp)