Khó bán vốn Nhà nước vì doanh nghiệp 'đấu đá' nội bộ

15/06/2018 07:44
Theo lãnh đạo SCIC, việc doanh nghiệp có mâu thuẫn nội bộ, có tranh chấp giữa các nhóm cổ đông hay ban lãnh đạo DN có vi phạm pháp luật và đang bị xử lý... là một trong những nguyên nhân khiến việc bán vốn Nhà nước gặp khó khăn.

Thương vụ bán đấu giá 48,3 triệu cổ phiếu Vinamilk (Mã: VNM) thành công với số tiền thu về vượt gần 2.000 tỷ đồng so với dự kiến đã đem về cho Tổng công ty kinh doanh vốn (SCIC) những bài học lớn. Tuy nhiên, với Nghị định 32 (sửa đổi một số điều tại nghị định 91 về đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý và sử dụng vốn" thì điểm nghẽn đang nằm ở định giá tài sản vô hình cùng một số quy  định phức  tạp khác.

Phát biểu tại hội thảo sáng 14/6 về “Hoàn thiện quy chế bán vốn tại DN nhìn từ các bên liên quan” (SCIC phối hợp với WB cùng đại sứ quán Úc tổ chức), ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã chỉ ra 4 nguyên nhân bán vốn không thành công và những điểm vướng cần cơ chế.

Theo ông Lai, 4 nguyên nhân đó là các lý do như: tỷ lệ sở hữu của SCIC tại doanh nghiệp quá nhỏ hoặc tuy không nhỏ nhưng đã có cổ đông  khác sở hữu hơn 51% cổ phần và có quyền chi phối cổ phần khiến đối tượng tham gia đấu giá ít đi.; DN yếu kém thua lỗ kéo dài trong khi lại không có có lợi thế đất đai. DN có mâu thuẫn nội bộ, có tranh chấp giữa các nhóm cổ đông hay ban lãnh đạo DN có vi phạm pháp luật và đang bị xử lý; Bên cạnh, là những vấn đề như giá khởi điểm bán vốn quá cao so với kỳ vọng của nhà đầu tư; Phương thức bán vốn đôi khi còn cứng nhắc; thời điểm bán vốn không phù hợp...

Về điểm vướng của Nghị định 32 (áp dụng từ 1/5), ông Lai cho biết: hiện quy trình gồm 3 bước (đấu giá, chào giá cạnh tranh, thỏa thuận) đang khiến cho quy trình bán cổ phần nhà nước sẽ bị kéo dài vì phải thực hiện thêm một bước chào bán cạnh tranh trước khi được bán thỏa thuận, trong khi bản chất chào bán cạnh tranh cũng gần giống như đấu giá. Nếu chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký thì không giá được mà phải chuyển sang bán cạnh tranh (thường kéo dài hai ba tháng)…Mà nếu nhà đầu tư đã không tham gia tham gia đấu giá thì cũng ít chào bán cạnh tranh…

Đánh giá vai trò của SCIC trong hoạt động 10 năm qua, ông Nguyễn Trọng Dũng – Phó trưởng ban đổi mới phát triển doanh nghiệp cho rằng, SCIC đã tiên phong áp dụng cơ chế đặc thù và mang tính đột phá trong thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp như hạ giá khởi điểm, bán thỏa thuận, bán đấu giá cả lô... SCIC đã nhận về 1040 DN, trong đó có 14 tổng công ty lớn thuộc các bộ ngành địa phương chuyển về- khi nhận về SCIC nhận phân 4 loại. SCIC đã đầu tư giải ngân tổng 26 ngàn tỷ trong đó có cả đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; đầu tư theo thủ tướng chỉ đạo.  

“Vướng mắc lớn lúc này đó là dù đã cổ phần hóa hơn 5.000 DN nhưng mới chuyển về được về SCIC con số rất nhỏ hơn 1000. Cái này cũng có lỗi của bộ ngành địa phương khi chưa dứt khoát, vẫn muốn giữ lại”, ông Dũng nói. Liên quan đến câu chuyện bán vốn Nhà nước tại SCIC, ông Dũng cũng cho rằng SCIC đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên cần đẩy mạnh hơn cả các chức năng khác như nhiệm vụ đầu tư vốn (mới được hơn 26 ngàn tỷ đầu tư những năm qua tính cả cổ phiếu,  trái phiếu, đầu tư theo Chính phủ chỉ định).

Khó bán vốn Nhà nước vì doanh nghiệp đấu đá nội bộ - Ảnh 1.

Số tiền thu về từ đợt bán đấu giá 48,3 triệu cổ phiếu VNM của SCIC vượt gần 2.000 tỷ đồng so với dự kiến

Theo ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC, luỹ kế kể từ khi thành lập đến 31/12/2017, SCIC đã bán vốn tại 986 doanh nghiệp trong đó bán hết vốn tại 885 DN, bán một phần vốn tại 82 DN, và bán quyền mua tại 19 DN với giá vốn là 8.332 tỷ đồng, thu về 36.989 tỷ đồng (bao gồm cả bán vốn tại VNM) gấp 4,4 lần giá vốn vốn với điểm nhấn công tác thoái vốn công khai minh bạch. Liên quan tới bán vốn Nhà nước, ông Thành cho rằng sửa đổi quy chế từ nhiều góc độ khác nhau sẽ hoàn thành đẩy nhanh hơn việc bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia kinh tế trưởng, Giám đốc chương trình World Bank Vietnam nhận xét: SCIC đã thành lập hơn 10 năm rồi và đóng vai trò rất quan trọng; hội thảo này giúp chúng ta chia sẻ kinh nghiệm, có những bài học quan trọng cần được rút ra; WB sẽ cố gắng chia sẻ kinh nghiệm, thu thập sàng lọc những bài học tích cực, thất bại để VN có thể rút ra tránh những bài học không thành công từ quốc gia khác; ví dụ từ Singapore; Trung quốc, Maylaysia.

“Việc cải cách và đổi mới DNNN là một trong những ưu tiên rất cao của Chính phủ Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong  bảo toàn và gia tăng giá trị do Chính phủ nắm giữ. Nó cũng giúp cho việc bán cổ phần tại DNNN trong những ngành nghề Nhà nước tốt hơn”. Ông Sebastian Eckardt cho hay.

Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội công bố tháng 5/2018 vừa qua,  về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 cho biết tính đến, cuối năm 2016 cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 273 doanh nghiệp cổ phần.

Tổng tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% là hơn 3,05 triệu tỷ đồng (tăng 45,8%), trong đó vốn Nhà nước gần 1,4 triệu tỷ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi và số lãi tăng; có những tập đoàn tỷ suất lợi nhuận cao như Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội (Viettel) là 43,5%, Tập đoàn Cao su Việt Nam là 30,4%, Tổng công ty Mía đường là 29,9%...


Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
53 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
2 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
3 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
3 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.618.596 VNĐ / tấn

171.90 JPY / kg

5.24 %

- 9.50

Đường

SUGAR

10.718.142 VNĐ / tấn

18.84 UScents / lb

1.41 %

- 0.27

Cacao

COCOA

219.652.409 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.373.559 VNĐ / tấn

368.03 UScents / lb

0.38 %

+ 1.40

Gạo

RICE

15.352 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.311.905 VNĐ / tấn

982.09 UScents / bu

0.52 %

+ 5.09

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.153.810 VNĐ / tấn

286.65 USD / ust

1.25 %

+ 3.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Áp thuế mạnh tay với nhiều quốc gia, Mỹ sắp đánh rơi một ‘mỏ vàng tỷ đô’ vào tay Brazil
4 giờ trước
Brazil sắp hưởng lợi lớn khi "cá mập" Trung Quốc chuyển hướng nhập khẩu nông sản từ quốc gia này.
Hàng trăm nghìn tấn ‘hạt vàng’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam giá siêu rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta tiêu thụ đứng thứ 3 thế giới
4 giờ trước
Mỹ là nhà cung cấp chiếm đến 86% trong tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
6 giờ trước
Sầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
1 ngày trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.