'Kho báu' dưới nước của Việt Nam khiến người Nhật dù khó tính nhất cũng phải hài lòng, Mỹ tranh phần nhập khẩu giúp thu về hơn 30 triệu USD

4 giờ trước
Việt Nam đang trở thành thị trường cung cấp lớn cho Nhật Bản nhờ chất lượng và chi phí gia công rẻ.
'Kho báu' dưới nước của Việt Nam khiến người Nhật dù khó tính nhất cũng phải hài lòng, Mỹ tranh phần nhập khẩu giúp thu về hơn 30 triệu USD - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ xuất khẩu của Việt Nam, sò điệp là 1 nhóm sản phẩm xuất khẩu giá trị lớn, đứng thứ 3 chỉ sau nghêu và ốc.

Năm 2024, xuất khẩu nhóm sản phẩm này của Việt Nam tăng trưởng cao liên tục, chỉ riêng trong tháng 10 xuất khẩu nhóm sản phẩm này đã đạt hơn 8 triệu USD, tăng mạnh 1.700% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nhóm sản phẩm này đạt hơn 31 triệu USD, tăng 206%.

Các sản phẩm sò điệp của Việt Nam đã xuất khẩu được sang hơn 20 thị trường trên thế giới. Năm 2024, xuất khẩu sò điệp sang hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó, Mỹ, Đan Mạch và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất sò điệp của Việt Nam.

Đáng chú ý tại thị trường Mỹ, xuất khẩu sò điệp của Việt Nam sang thị trường này năm 2023 chỉ xuất hiện một vài đơn hàng, bước sang năm 2024 sò điệp của Việt Nam đã thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, với các đơn hàng ngày càng lớn và đều đặn từng tháng. Giá trị xuất khẩu sò điệp sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 11 triệu USD , tăng gấp 131 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Đồng thời, xuất khẩu sò điệp sang Nhật Bản cũng tăng “phi mã” tới 312% trong 10 tháng đầu năm. Từ khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đối với thủy sản Nhật Bản do sự kiện xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra đại dương vào tháng 8/2023, Nhật Bản không ngừng đa dạng thị trường xuất khẩu sò điệp .

'Kho báu' dưới nước của Việt Nam khiến người Nhật dù khó tính nhất cũng phải hài lòng, Mỹ tranh phần nhập khẩu giúp thu về hơn 30 triệu USD - Ảnh 2

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, Việt Nam có nhiều nhà máy gia công hải sản, trong đó có sò điệp nên có sẵn kinh nghiệm sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam làm nơi gia công , từ đó xuất khẩu sang Mỹ và các nước ASEAN.

Từ đầu năm nay, các doanh nghiệp thủy sản Nhật Bản bắt đầu thí điểm chế biến sò điệp Hokkaido tại Việt Nam. Một chuyến hàng khoảng 20 tấn sò điệp nguyên vỏ đã được doanh nghiệp Nhật đưa sang Việt Nam chế biến, sau đó xuất ngược về Nhật Bản để bán cho các nhà hàng và đơn vị bán lẻ. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho xuất khẩu sò điệp của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh.

Các cơ sở tại Việt Nam đều có chứng nhận HACCP - một tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm. Sò điệp được chế biến từ đây có thể được xuất khẩu sang các thị trường ngoài Nhật Bản, do đó các công ty Nhật Bản cũng sẽ xem xét việc bán sò điệp sang Mỹ và châu Âu.

Bên cạnh đó, chi phí nhân công cho việc chế biến tại Việt Nam chỉ bằng 20 - 30% chi phí tại Nhật Bản. Đối với sò điệp dùng làm sushi và ăn sống, giá của loại này được kỳ vọng sẽ thấp hơn khi được chế biến tại Nhật Bản dù đã tính cả các chi phí vận chuyển. Sò điệp nửa vỏ cần ít sức lao động hơn, được dự đoán sẽ có giá bằng với loại tương tự được chế biến ở Nhật.

Trái với xu hướng xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản, Xuất khẩu sò điệp sang Đan Mạch lại có xu hướng sụt giảm. Sau 3 thị trường chính là các thị trường như Australia, Singapore, Thái Lan,... Dự kiến, xuất khẩu sò điệp của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.


Tin mới

Đào, quất xuống phố mang không khí Tết đến sớm với người dân Thủ đô
2 giờ trước
Hơn một tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ, nhưng tại chợ Quảng Bá (phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) đã bắt đầu bày bán những cành đào, chậu quất để phục vụ người dân chơi vào dịp Noel và Tết Dương lịch đang đến gần.
Hàng hóa giảm giá đến 60% phục vụ người lao động sắm Tết
2 giờ trước
Để hỗ trợ người có thu nhập thấp, công nhân... yên tâm sắm Tết, TP Hồ Chí Minh tổ chức đợt bán hàng lưu động với hàng trăm sản phẩm bình ổn, mức giảm giá đến 60%.
11 tháng, xuất siêu gỗ và lâm sản hơn 13 tỷ USD
58 phút trước
Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) ước tính cả năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm 2023, vượt 13,1% so với kế hoạch năm 2024.
Italjet Dragster 300 ra mắt Việt Nam: Thiết kế lạ, giá dễ 200 triệu song cốp nhỏ, không có chìa khóa thông minh
38 phút trước
Italjet Dragster 300 là một mẫu xe để "chơi" đúng nghĩa với thiết kế độc đáo nhưng kém thực dụng, hướng đến tập khách hàng yêu thích trải nghiệm khác biệt.
Honda Ye P7 - 'CR-V của làng xe điện' lộ thông số: Thiết kế gợi nhớ đến Toyota Crown
20 phút trước
Những thông số 'chính thức' đầu tiên của Honda Ye P7 đã được Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đăng tải vào giữa tháng 12 này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.305.910.252 VNĐ / tấn

316.10 BRL / kg

1.88 %

- 6.05

Thịt gà

CHICKEN

33.794.198 VNĐ / tấn

8.18 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

4.670.538 VNĐ / tấn

83.50 USD / lbs

0.69 %

+ 0.58

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Một loại quả trồng khắp Việt Nam sang Trung Quốc bất ngờ thành hàng hot: Ưu đãi thuế nhập khẩu 0%, thu hơn 200 triệu USD kể từ đầu năm
1 ngày trước
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang săn lùng mặt hàng này của Việt Nam.
Tôm thẻ giá kỷ lục, người nuôi ở Tiền Giang lãi to
1 ngày trước
Vụ thu hoạch cuối năm nay, giá tôm thẻ tăng ở tỉnh Tiền Giang mức kỷ lục, người nuôi loại thủy sản này rất phấn khởi vì có lãi to. Sau khi thu hoạch dân nuôi địa phương khẩn trương thả nuôi vụ tiếp theo hứa hẹn mùa bội thu.
Siêu thực phẩm của Việt Nam đang ‘đắt như tôm tươi’ tại Bồ Đào Nha: Xuất khẩu tăng trưởng 3 chữ số, hơn 1/3 thế giới liên tục chốt đơn
2 ngày trước
Xuất khẩu mặt hàng này sang Bồ Đào Nha đã tăng trưởng mạnh 380% trong 10 tháng đầu năm.
Thứ vô giá trị ở quê, có nơi quý như "thần dược",giá hơn nửa triệu/kg
08/12/2024 06:30
Một loại nhựa cây tưởng chỉ là thứ bỏ đi nhưng có nơi ví như đặc sản "tổ yến" của giới thực vật, mang lại công dụng tuyệt vời, được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.