Khó khăn dồn dập, thị trường lương thực toàn cầu dễ rơi vào cuộc khủng hoảng mới

31/08/2022 09:44
Nếu như trong năm 2022 ngành lương thực bị gián đoạn bởi các yếu tố về nguồn cung do xung đột xảy ra, giá cả chưa thể ổn định thì đến năm 2023, ngành này tiếp tục gặp khó bởi xuất hiện thêm các vấn đề về giá phân bón và thời tiết khắc nghiệt. Các chuyên gia dự báo năm 2023, khủng hoảng lương thực sẽ trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.

Khó chồng khó

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã rơi vào tình trạng gián đoạn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 và sự xáo trộn dâng cao sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra. Cả 2 quốc gia đều là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn. Theo Mercy Corps, tổ chức nhân đạo chuyên viện trợ cho những người gặp khó khăn trên toàn cầu, điều này khiến lạm phát lương thực ảnh hưởng nặng nề đến nhóm người nghèo hơn bao giờ hết.

Ông Tjada D'Oyen McKenna, Giám đốc điều hành của Mercy Corps cho biết: "Giá thực phẩm tăng vọt vào năm 2022 đồng nghĩa với việc số tiền hỗ trợ của chúng tôi cung cấp cho những gia đình dễ bị tổn thương sẽ không mua được nhiều thứ".

Vào tháng trước, Ukraine và Nga đã đạt được một thỏa thuận do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian cho phép Ukraine tái khởi động hoạt động xuất khẩu ngũ cốc ra khỏi Biển Đen. Động thái này đã mang lại một số tín hiệu tích cực cho các thị trường trên toàn cầu. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đã giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 7 sau khi đạt mức cao kỷ lục vào hồi đầu năm 2022.

Tuy nhiên, sự sụt giảm này khó tác động đến người tiêu dùng ngay lập tức.

Ông McKenna cho biết: "Giá nhiều loại thực phẩm đã giảm trong những tuần gần đây với một số loại hàng hóa quay trở lại mức trước khi xảy ra xung đột. Tuy nhiên thị trường sẽ tiếp tục biến động và ngay cả khi giá toàn cầu giảm xuống, các thị trường địa phương có thể không thấy điều chỉnh giảm giá trong vòng một năm".

Chưa dừng lại ở đó, một chương mới trong cuộc khủng hoảng lương thực có thể đẩy giá lên cao thêm một lần nữa và sẽ đi theo hướng tồi tệ hơn vào năm 2023. Trong năm 2023, vấn đề sẽ nằm ở nguồn cung.

Giá phân bón tăng cao và biến đổi khí hậu

Xung đột Nga – Ukraine đã giáng mạnh vào chu kỳ nông nghiệp hàng năm và làm gián đoạn mùa gieo hạt mùa xuân vào tháng 4 và tháng 5. Một chu kỳ gieo hạt khác diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11.

Vào tháng 7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã cảnh báo trên Twitter rằng sản lượng từ các nông trại của nước này có thể giảm một nửa trong năm nay.

Trong một báo cáo ngày 17 tháng 8, công ty tư vấn McKinsey dự báo khối lượng thu hoạch sẽ giảm mạnh. Sản lượng ngũ cốc của Ukraine, ví dụ như lúa mì, sẽ giảm từ 35% đến 45% trong mùa thu hoạch tới.

McKinsey viết trong báo cáo về an ninh lương thực toàn cầu rằng: "Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra, sản lượng thu hoạch sẽ bị ảnh hưởng bởi khả năng của người nông dân trong việc chuẩn bị đồng ruộng, gieo hạt, bảo vệ và bón phân và tác động từ biến đổi khí hậu.

Theo McKinsey dự báo, sản lượng thu hoạch của Ukraine sẽ thấp hơn mức bình thường từ 30 đến 44 triệu tấn trong năm nay. Nguyên nhân là do diện tích trồng trọt ít hơn, dòng tiền của nông dân giảm vì phần lớn vụ thu hoạch cuối cùng của họ không được vận chuyển đến các thị trường tiêu thu và khả năng ngũ cốc bị bỏ lại hoặc không được thu hoạch.

Nga xuất khẩu gần 1/5 sản lượng phân bón của thế giới trong năm 2021. Tuy nhiên xung đột giữa họ với Ukraine nổ ra đã khiến nguồn cung chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng này bị gián đoạn nghiêm trọng. Ure, một loại phân đạm phổ biến đã tăng giá hơn gấp đôi so với một năm trước. Điều này đã khiến nông dân trên khắp thế giới sử dụng ít phân bón hơn.

Khó khăn dồn dập, thị trường lương thực toàn cầu dễ rơi vào cuộc khủng hoảng mới - Ảnh 1.

Diễn biến giá ure trong 1 năm qua. Nguồn: Tradingeconomics.com

McKinsey viết trong báo cáo của mình rằng: "Tình trạng thiếu phân bón và giá phân bón cao hơn cũng dự kiến sẽ làm giảm sản lượng ở các nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu phân bón như Brazil."

Mercy Corps đã quan sát xu hướng tương tự. Những người nông dân mà họ làm việc cùng ở Guatemala cũng không thể đầu tư vào chu kỳ sản xuất tiếp theo bởi không có đủ khả năng mua phân bón và các nguyên liệu đầu vào khác có nguồn gốc từ dầu mỏ. Điển hình là nhựa để bón lót cho đất và đường ống cho hệ thống tưới tiêu, hoặc vì họ không thể tìm thấy đầu vào nông nghiệp trên thị trường.

Cho rằng những cú sốc đối với nông nghiệp và nguồn cung xảy ra vào thời điểm điều kiện khí hậu khắc nghiệt, bao gồm hạn hán nghiêm trọng ở châu Âu và lũ lụt ở Úc, McKinsey dự đoán cuộc khủng hoảng lương thực tiếp theo sẽ tồi tệ hơn những năm 2007-2008 và 2010-2011.

"Cuộc xung đột ở Ukraine đang làm rung chuyển các trụ cột quan trọng của hệ thống lương thực toàn cầu trong bối cảnh vốn đã bấp bênh", công ty tư vấn cho biết thêm.

Theo BI, Bloomberg


Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
8 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.668.295 VNĐ / tấn

18.88 UScents / lb

1.20 %

- 0.23

Cacao

COCOA

234.750.673 VNĐ / tấn

9,159.00 USD / mt

1.42 %

- 132.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

215.541.383 VNĐ / tấn

381.45 UScents / lb

1.26 %

- 4.88

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.340.595 VNĐ / tấn

991.82 UScents / bu

1.95 %

- 19.68

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.097.282 VNĐ / tấn

286.60 USD / ust

0.49 %

- 1.40

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
7 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
4 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
6 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
11 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.