Khổ vì thuế chống bán phá giá

08/07/2019 09:33
Quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với inox từ các nước của Bộ Công Thương vô tình làm nhiều doanh nghiệp trong nước lao đao.

Giám đốc một doanh nghiệp (DN) sản xuất đồ gia dụng từ thép không gỉ (inox...) cho biết sau khi Bộ Công Thương quyết định áp thuế tự vệ đối với thép không gỉ (nhôm, inox...) từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) với mức cao nhất lên tới 37,29% từ năm 2014, giá nguyên liệu đầu vào đã tăng 20%, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo.

Giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo vị giám đốc trên, từ năm 2014, sản phẩm đồ gia dụng của ông đã không thể cạnh tranh được với hàng nhập ngoại từ Trung Quốc, Thái Lan… Nguyên nhân là vì các nước này có lợi thế giá thành rẻ, thuế thấp. Thậm chí, công ty của ông đã phải dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất chậu rửa inox bởi chi phí nguyên liệu quá cao. "Mức thuế tiếp tục được duy trì đến nay dù cho ngành inox cán nguội trong nước hiện không có dấu hiệu thừa cung còn cầu lại rất lớn do sự phát triển của đô thị, xây dựng. Bảo hộ quá dài không chỉ khiến DN sản xuất nguyên liệu không lớn lên được mà chúng tôi còn phải đối mặt với tình trạng độc quyền cung cấp nguyên liệu. Chúng tôi buộc phải nhập từ 1 DN trong nước kể từ khi hàng rào thuế được dựng lên" - vị giám đốc than phiền.

Khổ vì thuế chống bán phá giá - Ảnh 1.

Việc áp thuế tự vệ khiến doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng trong nước gặp nhiều khó khăn Ảnh: TẤN THẠNH

Còn ông Nguyễn Đại Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sunhouse, cho biết công ty ông chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng gia dụng như nồi, xoong, chảo bằng nhôm và inox với nhu cầu sử dụng hàng ngàn tấn nguyên liệu mỗi năm. Từ khi có quyết định áp thuế chống bán phá giá, nguyên liệu inox cuộn để sản xuất hàng gia dụng đã tăng giá khoảng 15%-25%, dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng tương ứng. Trong khi đó, hàng hóa tương tự nhập khẩu từ Trung Quốc vừa rẻ vừa chịu thuế nhập khẩu thấp. "Việc này dẫn đến làm mất khả năng cạnh tranh của các DN sản xuất, DN nhập khẩu, vô hình trung "giết chết" các công ty sản xuất như chúng tôi" - ông Thắng nhấn mạnh.

Vì lý do trên, ông Thắng đề nghị Bộ Công Thương không áp thuế bán phá giá inox cán nguội hoặc nếu áp thuế thì nên cho DN được hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội mới đây cũng có đề nghị Bộ Công Thương xem xét lại Quyết định số 1656 về việc điều chỉnh thuế chống bán phá giá mặt hàng inox. Theo hiệp hội, quyết định này làm cho khả năng cạnh tranh của DN sản xuất với các đơn vị kinh doanh nhập khẩu rất yếu ớt. "Quy định mức thuế cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, do đó khó cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu thành phẩm. Mặt khác, theo Hiệp định Thương mại ASEAN - Trung Quốc trong giai đoạn 2015-2018, thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng gia dụng inox từ Trung Quốc chỉ từ 0%-5%" - hiệp hội chỉ rõ.

Thua đơn thiệt kép

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, nhìn nhận phòng vệ thương mại là biện pháp hữu hiệu cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước, song tác động của nó lại trở thành vấn đề lớn trong bối cảnh hiện nay. Do đó, cần hết sức cân nhắc để tránh ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sức cạnh tranh của những ngành hàng khác có liên quan. 

"Khi ngành sản xuất trong nước được bảo hộ độc quyền thì nguy cơ lớn nhất là việc bảo vệ sản xuất cho một DN sẽ gây thiệt hại cho nhiều ngành sản xuất khác. Đang diễn ra nghịch lý là hàng trăm DN sử dụng nguyên liệu mua của nhà sản xuất độc quyền trong nước phải chấp nhận giá cao, chất lượng chưa chắc đã bảo đảm, thậm chí phải chịu nhiều điều kiện giao dịch bất lợi khác, hoàn toàn không có sự cạnh tranh. Như vậy, không cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng lợi bất cập hại, thua thiệt cho sản xuất trong nước nhiều hơn là được. Nghịch lý này sẽ còn lớn hơn đối với những ngành nhập khẩu hàng hóa thành phẩm có thuế thấp hơn nhập khẩu nguyên liệu hoặc sản xuất từ nguyên liệu mua trong nước" - ông Đức nêu quan điểm.

Theo luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC), sử dụng các biện pháp tự vệ là nhu cầu chính đáng của mỗi quốc gia khi đối mặt với việc mở cửa cho hàng hóa của nước khác tràn vào thị trường nội địa. Tận dụng tốt các biện pháp này cũng thể hiện bước tiến của quốc gia. "Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng vẫn là bảo vệ sản xuất trong nước. Khi sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng mà chứng minh được thiệt hại thì DN được quyền làm đơn đề nghị xem xét. Cơ quan có thẩm quyền là Cục Phòng vệ thương mại, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương phải có nghĩa vụ giải quyết" - luật sư Huỳnh lưu ý.

Vị chủ tịch VIAC cũng phân tích về mặt lý thuyết, tự vệ là biện pháp bắt buộc phải làm, mang tính chất ngắn hạn, nhằm giúp DN, ngành hàng trong nước có thời gian nâng cao năng lực, đối phó được với áp lực cạnh tranh từ nước ngoài. Do đây là việc bắt buộc phải làm nên DN hoặc ngành hàng khác nếu bị ảnh hưởng ít nhiều cũng nên chia sẻ với lợi ích quốc gia.

Nhấn mạnh phải cân nhắc áp dụng biện pháp tự vệ cho đúng, luật sư Huỳnh lưu ý: "Mỗi biện pháp đưa ra đều có các ý kiến trái chiều nhưng nhà nước khi quyết định một biện pháp nào cũng trên cơ sở cân nhắc được - mất. Mặc dù bảo hộ sản xuất không phải là biện pháp sai hay vô lý, song cũng cần nhìn nhận rằng những DN sản xuất thuộc đối tượng được bảo hộ không vượt qua được khó khăn, không nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hóa thì rõ ràng quốc gia đã bị thua đơn thiệt kép" .

Áp thuế tự vệ phải theo thực tiễn

Các chuyên gia kinh tế cũng nhiều lần nhắc bài học năm 2009, Công ty Kính nổi Viglacera và Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ bằng cách đánh thuế đối với kính nhập khẩu trong vòng 4 năm ở mức 0,6 USD/m2 kính. Tuy nhiên, sau khi điều tra, Bộ Công Thương đã không áp dụng biện pháp tự vệ do thấy nhiều lý do không hợp lý. Vì vậy, theo các chuyên gia, việc áp thuế tự vệ nên xuất phát và cân bằng từ thị trường thực tế.


Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
14 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
15 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
15 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
16 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
16 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

77.692.323 VNĐ / lượng

2,621.70 USD / toz

1.33 %

+ 34.50

Bạc

SILVER

924.176 VNĐ / lượng

31.19 USD / toz

1.34 %

+ 0.41

Đồng

COPPER

235.032.317 VNĐ / tấn

433.73 UScents / lb

-0.22 %

- -0.97

Bạch kim

PLATINUM

29.092.022 VNĐ / lượng

981.70 USD / toz

-1.28 %

- -12.70

Nickel

NICKEL

405.144.660 VNĐ / tấn

16,483.00 USD / mt

0.92 %

+ 150.00

Chì

LEAD

50.252.882 VNĐ / tấn

2,044.50 USD / mt

-1.45 %

- -30.00

Nhôm

ALUMINUM

61.276.809 VNĐ / tấn

2,493.00 USD / mt

-1.83 %

- -46.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
20 giờ trước
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Một mẫu xe máy điện 'made in Vietnam' vừa ra mắt, có gì đặc biệt mà giá bán hơn 200 triệu đồng?
1 ngày trước
Nuen N1-S là mẫu xe máy điện mới nhất được ra mắt thị trường Việt Nam. Xe hiện có giá hơn 200 triệu đồng.
Nissan Almera giảm giá mạnh tại đại lý trước khi ra mắt bản mới: Giảm sâu nhất 130 triệu, bản 'full' còn 465 triệu đồng, tiệm cận giá i10
2 ngày trước
Theo tư vấn viên của đại lý, số lượng Nissan Almera sản xuất 2023 còn tồn kho chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Kim chi 'made in China' ùn ùn nhập khẩu vào Hàn Quốc, đắt hàng nhờ rẻ hơn 6 lần sản phẩm nội địa
2 ngày trước
Người Hàn Quốc đang chuộng ăn kim chi "made in China" vì rẻ hơn hàng nội địa.