Khóa room ngoại: 'Đòn' bất ngờ của Vinaconex

14/11/2018 08:19
Việc khóa room khi thời gian đấu giá chính thức chỉ còn 10 ngày sẽ là thông tin bất ngờ với nhà đầu tư ngoại muốn tham gia mua cổ phần Vinaconex nếu muốn áp dụng phương pháp giống Sabeco.

Ngày 22/11, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công Nghiệp - Viễn Thông Quân Đội (Viettel) đồng thời bán đấu giá lần lượt 57,71% và 21,28% vốn của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG, Vinaconex). Khi chỉ còn hơn 10 ngày là đến đợt đấu giá chính thức, Vinaconex thông báo khóa room ngoại về mức 0%.

Đây là thông tin bất ngờ đối với cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bởi lẽ, đợt đấu giá cổ phần VCG vào tháng 11/2017 của SCIC, vấn đề giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không được nhắc đến và vẫn giữ ở mức 49%.

Theo chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp, đến nay công ty khóa room ngoại về 0% để đảm bảo các quy định của Nhà nước về sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình đấu giá sắp tới của SCIC và Viettel. Vinaconex đã rà soát lại các ngành nghề kinh doanh và ghi nhận 2 lĩnh vực gồm xuất khẩu lao động và xuất khẩu thuốc, không cho phép sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, trong công bố thông tin đấu giá của 2 đơn vị chào bán cũng đưa ra khuyến cáo các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu kỹ quy định pháp luật Việt Nam về giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.

Khóa room ngoại: Đòn bất ngờ của Vinaconex - Ảnh 1.

Hiện nay, khối ngoại đang sở hữu 10,86% vốn cổ phần tại Vinaconex bao gồm PYN Elite Fund (sở hữu 7,1% vốn) và Market Vector Vietnam ETF (sở hữu 1,79% vốn, số liệu cập nhật tại thời điểm 9/11), cùng nhiều nhà đầu tư ngoại cá nhân khác.

Theo quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trước khi doanh nghiệp chốt room không bị hồi tố (không bắt buộc bán ra), tuy nhiên khối ngoại sẽ không thể mua thêm hoặc mua lại cổ phần nếu lỡ bán. Đồng nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài cũng không thể tham gia đấu giá cả 2 lô cổ phần sắp tới.

Trước kia, nếu giữ room ngoại ở 49% vốn, nhà đầu tư ngoại vẫn có thể trực tiếp tham gia mua lô 21,28% vốn VCG của Viettel hoặc có thể thông qua pháp nhân tại Việt Nam để mua lô cổ phần của SCIC hoặc cả hai, tương tự như trường hợp của Sabeco.

Để có thể mua cổ phần chi phối, Thai Beverage (ThaiBev) thông qua công ty con Beerco Limited đã thành lập Vietnam Beverage sở hữu 49% vốn tham gia đấu giá cổ phần của Bộ Công Thương. Kết quả, gần 53,6% vốn của Sabeco đã được bán cho Vietnam Beverage với tổng giá trị 110.000 tỷ đồng. Sau khi sở hữu, người Thái cải tổ bộ máy doanh nghiệp bắt đầu từ việc bổ nhiệm nhân sự trong HĐQT và các đơn vị thành viên. Đồng thời, công ty cũng điều chỉnh một số ngành nghề kinh doanh trên giấy phép, làm tiền đề cho việc nới room ngoại lên 100%, theo quy định pháp luật.

Khóa room ngoại: Đòn bất ngờ của Vinaconex - Ảnh 2.

Trường hợp tại Sabeco là ví dụ điển hình trong việc nhà đầu tư ngoại “đi đường vòng” để sở hữu cổ phần chi phối dù trần room ngoại bị khóa. Tuy nhiên, việc bất ngờ khóa room ngoại trước thềm đấu giá của Vinaconex sẽ khiến khối ngoại không kịp “trở tay” dù áp dụng phương pháp của ThaiBev. Hiện nay, thông thường thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định là 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu đăng ký kinh doanh hợp lệ. Với thời gian này, doanh nghiệp sẽ không kịp chuẩn bị các hồ sơ tham gia đợt đấu giá sắp tới. Đồng nghĩa cơ hội tranh mua cổ phần Vinaconex của nhà đầu tư ngoại gần như bằng không.

Đợt đấu giá sắp tới sẽ là cuộc đua của số ít những doanh nghiệp nội đủ tiềm lực tài chính, tranh mua cổ phần của Vinaconex. Ước tính, để sở hữu lô cổ phần VCG của Viettel, nhà đầu tư sẽ cần bỏ ra tối thiếu 2.002 tỷ đồng, trong khi lô từ SCIC là 5.431 tỷ đồng. Tổng số tiền để nắm giữ gần 79% vốn của Vinaconex, tối thiểu là 7.433 tỷ đồng.

Với con số trên, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ không có cơ hội tham gia và ngay cả doanh nghiệp nội cũng chỉ có số ít đủ khả năng tài chính để “ôm trọn” lô cổ phần. Nếu càng ít nhà đầu tư tham gia bỏ thầu, mức giá trúng sẽ càng thấp.

2 nhà đầu tư đầu tiên đủ điều kiện tham gia đấu giá 21,28% vốn Vinaconex của Viettel đã lộ diện gồm Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam (vốn điều lệ 380 tỷ đồng) và Bất động sản Cường Vũ (vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng) – doanh nghiệp này được thành lập từ 7/11/2017, cùng thời gian thông báo đấu giá cổ phần Vinaconex năm trước. Câu hỏi còn lại là những nhà đầu tư nào sẽ tham gia đấu giá 57,71% vốn Vinaconex từ SCIC.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
8 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.