Khoản nợ 110.000 USD và quá khứ bất ngờ của Elon Musk, 'Iron Man' giới công nghệ

12/07/2020 09:43
Elon Musk không phải người Mỹ mà là dân nhập cư. Musk trải qua hành trình gian truân để trở thành một trong 10 người giầu nhất thế giới.

Theo bảng xếp hạng tỷ phú Bloomberg, tính đến ngày 11/7, Elon Musk – người vẫn được xem là “Iron Man” hay “gã điên” của giới công nghệ - đang có tài sản ròng 70,5 tỷ USD, xếp hạng 7 thế giới. Để đạt đến vinh quang ngày nay, ông chủ hãng xe điện Tesla và công ty vũ trụ SpaceX phải trải qua con đường không mấy suôn sẻ.

Tháng 6/2018, Musk từng đăng hàng loạt tweet chia sẻ về những ngày đầu tiên của mình tại đất Mỹ. Ông cho biết mình đến Mỹ năm 17 tuổi với 2.000 USD, một ba lô và vali đầy sách. Ông tự trang trải chi phí học đại học. Tuy nhiên, ông cũng gia nhập câu lạc bộ “tỷ phú bỏ học” khi bỏ ngôi trường danh giá Stanford cùng khoản nợ 110.000 USD trên vai.

Elon Musk không phải người Mỹ, ông sinh ra tại Pretoria, Nam Phi. Ông từng chuyển đến Johannesburg và Durban nhưng luôn muốn đến Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn năm 2012 với Kevin Rose, Musk giải thích: “Dường như công nghệ mới nào hay điều gì thú vị đều xảy ra tại Mỹ. Vì vậy mục tiêu của tôi khi còn nhỏ là tới Mỹ”.

Sau Nam Phi, Musk chuyển đến Canada sinh sống. Theo mẹ của ông, khi đó họ có ít tiền, sống trong căn hộ cho thuê tại Toronto còn Elon ngủ trên ghế sofa. Cuối cùng, Musk được nhận học bổng tại Đại học Pennsylvania của Mỹ. Ông không biết phải làm gì sau khi tốt nghiệp. Ông thừa nhận dù thích phát minh hay tạo ra điều gì đó hấp dẫn, ông không chắc về việc mở công ty hay làm việc cho một công ty như vậy.

Ông tìm việc tại Silicon Valley và nộp đơn vào một trong những công ty dot-com “hot” nhất khi đó, Netscape. Tuy nhiên, ông không được hồi đáp và tự mình đến công ty để thử sức. Dù vậy, ông ngượng tới mức không dám nói với ai, chỉ đứng như trời trồng ngoài hành lang. “Tôi quá sợ hãi để có thể nói chuyện với ai đó, vì thế tôi đã rời đi”.

Thay vào đó, Musk quyết định khởi nghiệp. Ông bỏ Stanford để mở công ty Zip2 với anh trai vào năm 1996. Ý tưởng ban đầu của ông là viết phần mềm giúp các công ty truyền thông như New York Times, Hearst… lên mạng. Zip2 thành công và sau đó được Compaq mua lại với giá 340 triệu USD năm 1999. Số tiền đó đặt nền móng cho PayPal và sau này là SpaceX, Tesla. Hiện tại, Musk đang tham gia vào các công ty hứa hẹn như The Boring Company, Neuralink.

Nếu ngày đó Musk được nhận vào Netscape, giờ này thế giới đã không có dịch vụ thanh toán PayPal, xe điện Tesla và các dự án vũ trụ điên rồ, còn ông có lẽ đang ngồi viết code miệt mài trong căn phòng nhỏ của công ty Internet thất bại.


Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
4 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
3 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
2 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
37 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
16 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.