Đại gia thủy sản vỡ trận: Nợ 10 ngàn tỷ, lỗ nặng 700 tỷ đồng

26/01/2018 23:19
Nhiều đại gia thủy sản lao đao sau một thời tung ngàn tỷ với tham vọng trở thành ông trùm. Có những DN sau kiểm toán từ lãi chuyển qua lỗ hàng trăm tỷ, nhiều ông lớn gánh khoản nợ cả ngàn tỷ đồng.

Dồn dập gặp khó

CTCP Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh vừa có báo cáo giải trình giải trình các số liệu trên báo cáo tài chính kiểm toán năm tài chính 2016-2017 (kết thúc vào 30/9 năm sau). Theo đó, lỗ sau kiểm toán tăng gấp hơn 10 lần, lên trên 700 tỷ đồng, là do doanh thu tại một số doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết giảm, trong khi đó giá vốn, chi phí, trích lập dự phòng, chênh lệch tỷ giá,... tăng mạnh.

Theo HVG, doanh thu tại AGF giảm mạnh hàng trăm tỷ, trong khi giá vốn tăng do trích lập dự phòng tăng vọt. Tại Thực Phẩm Sao Ta (FMC), doanh thu hoạt động tài chính giảm do cấn trừ chênh lệch tỷ giá...

dai gia thuy san vo tran: no 10 ngan ty, lo nang 700 ty dong hinh anh 1

Ảnh hưởng lớn nhất chính là chi phí quản lý HVG tăng hơn 540 tỷ đồng do điều chỉnh tăng dự phòng tại công ty mạ và tại Thủy sản An Giang (AGF), dự phòng Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng.

Đây đều đã là hoặc đã từng là những côgng ty con và công ty liên kết của Thủy sản Hùng Vương của ông trùm thủy sản một thời Dương Ngọc Minh.

Từ một ông trùm trong ngành cá tra với hàng loạt vụ thâu tóm khủng trong ngành thủy sản, Thủy sản Hùng Vương giờ ngập trong thua lỗ và nợ lần. Lỗ lũy kế của doanh nghiệp này đã lên tới hơn 420 tỷ đồng. Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh phải bán nhiều tài sản để trả nợ.

Không chỉ Hùng Vương, nhiều doanh nghiệp thủy sản khác cũng gặp khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, xuất khẩu tăng đột biến trong năm 2017. Từ một doanh nghiệp ăn nên làm ra, Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF) bỗng dưng gặp khó dưới thời Hùng Vương.

Sau một thời kỳ hoàng kim với thị phần chi phối trong thị trường thức chăn nuôi thủy sản tại ĐBSCL, Việt Thắng cũng chìm trong nợ ngắn và dài hạn. Nợ của VTF tăng gấp 5-6 lần so với khoảng 3 năm trước đó. Số nợ đã gấp đôi vốn chủ sở hữu. bức tranh tài chính của VTF sau khi về với Hùng Vương trở nên u ám với hàng loạt dự án đầu tư lớn bằng tiền vay ngân hàng nhưng đang dở dang như: Long An, Sa Đéc - Lai Vung và Trại Heo An Giang và Bình Định.

Thủy sản An Giang - Agifish (AGF) tiếp tục kinh doanh bết bát với kết quả kinh doanh 2016-2017 (niên độ kết thúc 30/9/2017) sau kiểm toán chuyển từ lãi sang lỗ nặng, lỗ ròng gần 190 tỷ đồng. Doanh số bán hàng giảm hơn 30% so với cùng kỳ, trong khi chi phí quản lý quá lớn.

Đa số các doanh nghiệp ngành thủy sản chứng kiến một năm 2017 không mấy sáng sủa với doanh thu thấp và lãi giảm trong phần lớn thời gian của năm. Thống kê nửa đầu năm cho thấy, những gương mặt nổi bật như ABT, VHC, AGF, ICF, CMX,... đều báo lãi giảm so với cùng kỳ.

Ngược chiều kinh tế

Hầu hết các cổ phiếu thủy sản đều giảm hoặc tăng chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng chung trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu HVG của Thủy sản Hùng Vương gần đây chứng kiến nhiều phiên giảm liên tiếp, trong đó có 3 phiên giảm sản, mỗi phiên giảm gần 7% và hiện đã xuống 7.400 đồng/cp.

AGF gần đây cũng liên tục giảm giá và chỉ còn 8.200 đồng/cp; Thủy sản Sao Mai (ASM) lình xình ở mức 11.000 đồng/cp; Thủy sản Ngô Quyền (NGC) thường xuyên không có giao dịch và hiện ở mức 8.800 đồng/cp.

Biến động tiêu cực của nhóm cổ phiếu thủy sản là ngược chiều với xu hướng chung trên thị trường chứng khoán và tình hình xuất khẩu ấn tượng của nền kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 2017 đạt khoảng 215 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước. Xuất khẩu thủy sản đạt kỷ lục trên 8,3 tỷ USD, tăng khoảng 19%. Trong đó, xuất khẩu mặt hàng tôm tăng trên 21% (đạt 3,8 tỷ USD).

dai gia thuy san vo tran: no 10 ngan ty, lo nang 700 ty dong hinh anh 2

Nghịch lý giá cổ phiếu đi xuống, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trái ngược với tình hình tăng trưởng xuất khẩu chung của ngành thủy sản là do giới đầu tư lo ngại về triển vọng của doanh nghiệp trong ngành.

Đại diện một CTCK tại TP.HCM cho biết, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản tiềm ẩn rủi ro lớn do ảnh hưởng của những biến động bất lợi trong ngành và cơ cấu vốn không hợp lý, với phần đi vay quá lớn.

Trường hợp Thủy sản Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh là một ví dụ, từ vị thế ông “vua cá tra” giờ đang gánh khoản nợ lên tới gần 11,4 ngàn tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn lên tới gần 10,7 ngàn tỷ, cao hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu chưa tới 2,5 ngàn tỷ đồng. Vay nợ lớn, chi phí lãi vay và quản lý lớn đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

CTCP Nam Việt - Navico (ANV) cũng từng là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản - giờ cổ phiếu vẫn đang loanh quanh ngưỡng 6.500 đồng/cp. Doanh nghiệp có lợi nhuận rất thấp sau 1 năm 2016 thua lỗ nặng.

Trên thị trường, chỉ một vài doanh nghiệp thủy sản duy trì được sức mạnh như Thủy sản Minh Phú. Tuy nhiên, doanh nghiệp lớn của bà Chu Thị Bình và ông Lê Văn Quang vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu thủy sản luôn biến động.

Trong vài năm gần đây, Mỹ và các nước châu Âu (hai thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam) còn liên tục đưa ra các chính sách bảo hộ, áp thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Hàng loạt biến động bất lợi khiến các doanh nghiệp luôn trong tình trạng bị động và gặp rất nhiều khó khăn.

Với một khối nợ khổng lồ trên vai và “sống” trong tình trạng xuất khẩu bấp bênh, triển vọng của nhiều doanh nghiệp thủy sản được xem là không mấy sáng sủa, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

(Theo Vietnamnet)

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
11 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
10 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
3 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
3 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
4 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
5 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
7 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.