Việc chuyển giao quyền lực tại tập đoàn LG Group – một trong những đế chế kinh doanh gia đình lớn nhất Hàn Quốc từ người cha quá cố cho con trai nuôi có thể phải trả khoản thuế lên tới 1 nghìn tỷ won (tương đương 924 triệu USD).
Dẫu vậy, các chuyên gia quan sát nhận định rằng trước đó từ rất lâu tập đoàn hoạt động trong nhiều mảng kinh doanh từ điện tử tới thuốc đã có sự sắp xếp nhằm đơn giản hóa cấu trúc sở hữu. Điều này khiến việc chuyển giao quyền lực từ người chủ tịch quá cố Koo Bon-moo sang con trai nuôi Kwang-moo dễ dàng hơn.
Đến thời điểm trước khi qua đời, chủ tịch Koo Bon-moo nắm 11% cổ phần tại LG Corp., biến ông trở thành cổ đông số 1 theo sau là người em trai Koo Bon-joon của ông với 7,72% cổ phần – người đã điều hành khá hiệu quả công ty trong nhiều năm.
Còn Koo Kwang-moo nhân vật được cho là sẽ thừa kế tài sản của ông Koo có 6,24% cổ phần công ty. Tuần trước, ông này vừa được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị, một động thái nhằm dọn đường cho quá trình chuyển giao quyền lực.
Vị chủ tịch quá cố đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật vào năm 2017 và năm nay, tình hình sức khỏe của ông trở nên tồi tệ hơn. Ông không còn chỉ đạo được hoạt động kinh doanh hàng ngày của LG.
"Nếu chủ tịch không để lại cổ phần cho người con trai nuôi 40 tuổi - người đang nắm vị trí Tổng giám đốc thì ông Bon-joon sẽ là cổ động lớn nhất có có quyền lực điều hành toàn tập đoàn".
Dưới luật thuế của Hàn Quốc, tài sản của một người được xác định là trung bình trong 2 tháng trước khi chết.
"Tính toán ra, với giá trị cổ phần hiện tại ở công ty mẹ lên tới 96.000 won và chủ tịch quá cố sở hữu 19,46 triệu cổ phần, giá trị của nó sẽ là 1,87 nghìn tỷ won. Do bất kỳ ai được thừa kế quá 3 tỷ won cũng phải nộp 50% thuế thừa kế mà tổng cộng nếu như con trai của chủ tịch LG thừa kế đúng pháp luật thì con số thuế phải nộp tới hơn 900 nghìn tỷ won chưa kể có thể còn phải tốn thêm nhiều khoản nữa nếu phát sinh bất kỳ vấn đề nào khác liên quan tới khối tài sản này".
Nhiều người nói rằng Kwang-moo và LG sẽ phải dùng đến cách trả khoản thuế này từng phần.