Khởi động đầu tư hàng loạt tuyến đường kết nối 3 tỉnh Vùng Đông Nam Bộ, thị trường địa ốc liệu có xu hướng dịch chuyển?

28/11/2018 10:22
Các tuyến đường nối với TP.HCM và các trung tâm logistics các tỉnh Đông Nam Bộ trở nên nhỏ hẹp so với lượng xe “khủng” qua đây mỗi ngày, mặc dù tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị diễn ra nhanh. TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đang bắt tay nhau triển khai đồng loạt nhiều dự án giao thông kết nối, tạo động lực tăng trưởng mới cho khu vực này.

Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện hạ tầng giao thông là “điểm nghẽn” lớn nhất, khiến việc bứt phá của toàn vùng có phần chững lại so với trước đây. Để có thể đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế đất nước, vùng Đông Nam bộ cần thêm lực từ các cơ quan hữu quan, nhất là ngành giao thông - vận tải.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, hiện công tác triển khai các dự án hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn TP.HCM kết nối trực tiếp với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính vẫn là tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và các dự án đã xác định nguồn vốn vẫn chậm hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, theo quy hoạch TP.HCM có 6 tuyến cao tốc nhưng hiện đã đầu tư 3 tuyến gồm: TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành, còn 3 tuyến chưa có chủ trương đầu tư gồm Biên Hòa - Vũng Tàu, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, TP.HCM - Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).

Trong khi đó, các tuyến QL 22, QL 50 nối TP.HCM với Tây Ninh, Long An, Tiền Giang... chậm mở rộng nên đã kẹt cứng. Còn tuyến QL 1A qua TP.HCM nối về miền Đông Nam Bộ cũng quá tải. Vì vậy, sắp tới Bộ GTVT sẽ phối hợp với TP.HCM để có giải pháp khắc phục những hạn chế.

Theo quy hoạch, TP.HCM có 3 tuyến vành đai (Vành đai 2, Vành đai 3 và Vành đai 4) với tổng chiều dài khoảng 351 km. Nhưng hiện nay, Vành đai 2 với chiều dài khoảng 64,0 km nhưng mới đầu tư được 54,6km. Vành đai 3, Bộ GTVT nghiên cứu đầu tư và TP.HCM đang nghiên cứu đề xuất phối hợp đầu tư theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; tuyến Vành đai 4 hiện chưa xác định nguồn vốn đầu tư…

Theo ông Bùi Xuân Cường, các địa phương cùng phối hợp xây dựng hoàn thành tuyến đường vành đai 3 sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông đáng kể cho các tuyến đường chính, và quốc lộ trong vùng, đặc biệt rất thuận tiện cho kết nối giao thương.

Lãnh đạo Sở Giao thông - vận tải Đồng Nai cũng cho biết dự kiến trong cuối năm nay Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kiến nghị Bộ GTVT sẽ thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng cho phép lập phương án phối hợp, chuyển đổi nguồn vốn và chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư để xây dựng đường vành đai 3.

Theo đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng từ ngã tư quận Thủ Đức (TP.HCM) đến TL 25B tại thị trấn Hiệp Phước, trung tâm huyện Nhơn Trạch với chiều dài khoảng 17km. Dự kiến cuối năm nay hoặc trong quý 1/2019 sẽ khởi công trước đoạn 1A từ đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến đường 25B. Đây là đoạn sử dụng vốn vay ODA của Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF), đoạn 1B được đầu tư theo hình thức BOT sẽ đầu tư sau.

Đoạn 1A dài gần 9km, trong đó 2km nằm trên địa phận TP.HCM, còn lại nằm trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Tuyến đường được thiết kế xây dựng mặt đường rộng hơn 20m cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, gồm 190 triệu USD (tương đương 4.180 tỷ đồng) vay từ EDCF và gần 1.150 tỷ đồng vốn đối ứng của Việt Nam, trong đó tiền của tỉnh chi trả cho giải phóng mặt bằng trên 470 tỷ đồng.

Ông Võ Tấn Đức, Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho hay huyện đang gấp rút công tác giải phóng mặt bằng để kịp bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư. Cũng theo lãnh đạo UBND huyện Nhơn Trạch, hiện tại tuyến đường 25B mở rộng đã hoàn thành nên việc đầu tư kết nối với đường vành đai 3 là khá thuận tiện.

Đoạn Vành Đai 3 từ TL 25B (Nhơn Trạch) - TP.HCM được đầu tư xong sẽ hình thành mạch nối thông suốt TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương. Không chỉ thuận lợi cho di chuyển, quãng đường được rút ngắn sẽ tạo đòn bẩy giúp Nhơn Trạch phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh tuyến đường Vành đai 3, Nhơn Trạch cũng đang đón nhận và được hưởng lợi từ nhiều công trình giao thông trọng điểm như cầu Cát Lái (nối Nhơn Trạch với TP.HCM, dự kiến hoàn thành trước năm 2020), sân bay Quốc tế Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành), dự án tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và dự án tuyến cao tốc Dầu Giây - Vũng Tàu...

Ngoài ra, hiện nay, Nhơn Trạch cũng sắp đón một dự án giao thông liên kết vùng "khủng" khác. Đó là dự án xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuyến đường đi song song bên phải tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và có lộ trình đi qua Nhơn Trạch. Trong tương lai, tuyến đường sắt này sẽ trở thành một trong những điểm kết nối trọng điểm và xuyên suốt của toàn tuyến đường sắt Bắc – Nam, sẽ tiếp tục được đầu tư kéo dài từ TP.HCM đến TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và TP. Cần Thơ.

Khởi động đầu tư hàng loạt tuyến đường kết nối 3 tỉnh Vùng Đông Nam Bộ, thị trường địa ốc liệu có xu hướng dịch chuyển? - Ảnh 1.

Quốc lộ 13 - con đường huyết mạch nối TP.HCM với Bình Dương đang quá tải, cần được đầu tư nâng cấp mở rộng nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.

Đối với các dự án giao thông kết nối TP.HCM với tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2018 TP.HCM cho biết đang bắt tay cùng Bình Dương tiến hành xây dựng mở rộng tuyến Quốc lộ 13 lên 10 làn xe. Được biết, tuyến đường này được xem là điểm nghẽn cho liên kết vùng của các địa phương.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho rằng hiện nay, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang, đã, sẽ đến đầu tư ở Bình Dương và với cả người dân Bình Dương đang chờ đợi quyết sách mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Quyết sách đó là tỉnh cần mạnh dạn quyết định sớm đầu tư, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn càng nhanh càng tốt để tương xứng với tiến trình Bình Dương tiến lên trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

Song song đó, UBND tỉnh Bình Dương vừa chấp thuận đầu tư dự án Đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài đoạn từ ĐT.743 (qua khu dệt may Bình An, Bình Dương) đến xa lộ Hà Nội (Thủ Đức, TP.HCM). Hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt, chủ đầu tư đang triển khai công tác đền bù giải tỏa, phương án tái định cư.

Bên cạnh đó, việc TP.HCM quyết định kéo dài tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiến tới thẳng tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, cũng sẽ tạo cú hích mới cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt thị trường bất động sản Bình Dương sẽ có sự bứt phá trong thời gian tới.

Một chuyên gia nghiên cứu của công ty TNHH CBRE Việt Nam khẳng định rằng vùng tứ giác BĐS mới tại những khu vực xung quanh dự án sân bay Long Thành sẽ được xây dựng trong tương lai chắc chắn có thật. Mặc dù, theo kế hoạch dự kiến đến năm 2025 giai đoạn 1 của dự án mới được đưa vào vận hành thương mại, nhưng trong hơn 2 năm trở lại đây thị trường BĐS các khu vực này đang bước vào một cuộc cạnh tranh rất gay gắt.

Theo đó, vùng tứ giác BĐS mới này bao gồm Long Thành – Nhơn Trạch – Biên Hòa (Đồng Nai), Dĩ An – Thủ Dầu Một (Bình Dương) và quận 2, 9, Thủ Đức (Tp.HCM) và một phần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là khu vực có tốc độ phát triển các dự án BĐS ở nhiều phân khúc lớn nhỏ sôi động nhất tại phía Nam trong thời gian tới.



Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
6 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
6 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
9 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
10 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
11 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".