Thị trường chứng khoán trong tuần đầu tiên của tháng 7/2020 có sự hồi phục đáng kể trở lại sau 2 tuần giảm liên tiếp. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 43,07 điểm (5,4%) lên 841,46 điểm; HNX-Index tăng 5,268 điểm (4,9%) lên 112,78 điểm. Thanh khoản suy giảm so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 4.800 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn niêm yết.
Khối ngoại quay trở lại bán ròng với khoảng hơn 186 tỷ đồng trên cả 3 sàn giao dịch HoSE, HNX và UPCoM (tuần cuối tháng 7 mua ròng 763 tỷ đồng), tương ứng khối lượng bán ròng là 3,5 triệu cổ phieus.
Tại sàn HoSE, khối ngoại bán ròng hơn 155 tỷ đồng trong khi ở tuần trước vẫn mua ròng đến 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận với 304 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại vẫn mua ròng 148 tỷ đồng.
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã AGG với giá trị lên đến gần 119 tỷ đồng trong đó hầu hết được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận. Tiếp sau đó, NVL cũng bị bán ròng với hơn 107 tỷ đồng. SAB và VIC bị bán ròng lần lượt 81 tỷ đồng và 75 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng SAB và VIC chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận.
Chiều ngược lại, HPG đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 74 tỷ đồng. CTD và VNM đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 55 tỷ đồng và 52 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ với 6 tỷ đồng, giảm 52% so với tuần trước đó, nhưng tính về khối lượng dòng vốn ngoại sàn này bán ròng trở lại hơn 1 tỷ đồng.
|
PVS và VCS chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại sàn HNX với lần lượt 5,3 tỷ đồng và 5,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TAR và PVB đều được mua ròng hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, SHB đứng đầu danh sách bán ròng sàn HNX nhưng giá trị chỉ là hơn 1,7 tỷ đồng. SHS, IDC, HUT cũng đều bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 36,5 tỷ đồng, tương ứng 169.067 cổ phiếu. VEA được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 11,4 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là OIL với chỉ 1,4 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VTP bị bán ròng mạnh nhất với 25,4 tỷ đồng. MCH và ACV đều bị bán ròng trên 10 tỷ đồng.
|