Tổng kết quý I/2018 giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tăng 3 lần so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên lực mua xuất hiện trong tháng 1 và giai đoạn đầu tháng 2, khối ngoại quay đầu bán ròng trong tháng 3 đi kèm lo ngại về chiến tranh thương mại.
Trong Q1/2018 khối ngoại đã mua vào 208 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch TPHCM (HOSE) so với mức bán ròng 82 triệu cổ phiếu của q1/ 2017. Giá trị mua ròng đạt 9.656 tỷ đồng, gấp 3 lần so với mức 3.100 nghìn tỉ cùng kì. Về giao dịch chứng chỉ quỹ (ccq), trong q1 này khối ngoại đã mua ròng 83,9 triệu ccq tương ứng giá trị mua ròng 1.417 tỷ đồng, trong khi đó khối này bán ra 2,1 ccq trong q1/2017 tương ứng mức bán ròng 22 tỷ đồng. Như vậy trong Q1/ 2018 khối ngoại đã mua ròng gần nửa tỷ USD trên Hose.
Giao dịch của khối ngoại trên HNX trái ngược hoàn toàn với diễn biến trên Hose. 3 tháng đầu năm 2017, khối ngoại mua ròng 22,33 triệu cổ phiếu trên HNX tương ứng mức mua ròng 224 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong Q1 năm nay, khối này bán ra 23,69 triệu cổ tương ứng mức bán rồi 654,8 tỷ đồng.
Dòng vốn khối ngoại đổ vào thị trường một cách mạnh mẽ là một nhân tố thúc đẩy cho ttck Việt Nam vượt được mức đỉnh dài hạn 1170 sau 11 năm chờ đợi và VNIndex trở thành chỉ số chứng khoán có mức tăng ấn tượng nhất toàn cầu trong Q1/2018. Tuy nhiên, có sự đồng pha của ttck Việt Nam với thế giới khi khối ngoại có xu hướng bán ra trong tháng 3 khi rủi ro tăng lên đi kèm với sự lo ngại về cuộc chiến tranh thương mại.
Cụ thể trong tháng 3 vừa qua khối ngoại bán ra 18.36 triệu cổ phiếu trên Hose tương ứng giá trị bán ròng 11,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó khối này bán ra 34 triệu ccq tương ứng mức bán ròng 631 tỷ đồng. Trên HNX, ndt nước ngoài bán ròng 4,5 triệu cổ phiếu với giá trị bán ròng đạt 94 tỷ đồng trong tháng 3.
Trong 3 tháng đầu năm, quỹ Db x-trackers FTSE Vietnam ETF (FTSE Vietnam ETF) đã rút ròng 3,5 triệu USD dù chỉ trong tháng 1 năm nay quỹ này huy động thêm đc gần 14 triệu USD. Một quỹ ETF khác là VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) đã huy động được thêm 48,79 triệu USD đổ vào ttck Việt Nam, tuy nhiên quỹ này đã bị rút vốn mạnh trong tháng 2 vừa qua.
Nhận xét về giao dịch của các quỹ ETF, ông Nguyễn Đức Hùng Linh- GĐ phân tích và tư vấn khối KH cá nhân công ty ck SSI cho biết: Các quỹ ETF là các quỹ vào nhanh ra nhanh nên rất có thể dòng vốn ở các quỹ này phản ánh chiến lược phân bổ tài sản trên toàn cầu của các nhà đầu tư tại nước ngoài, đồng nghĩa dòng vốn này nhạy hơn với các biến động trên thị trường tài chính thế giới.
Hiện tại, Việt nam có 4 quỹ ETF lớn là VNM ETF, DB ETF, KIM ETF và VFM ETF với giá trị tài sản 27 nghìn tỷ VND. Tháng 1/2018 và tuần đầu tháng 2/2018, tổng vốn tăng ở 4 quỹ này là 5,4 nghìn tỷ. Kể từ đó đến nay, đã có 1 nghìn tỷ bị rút.
Dòng vốn ETF từ năm 2017 (Nguồn: SSI)
Sự đảo chiều của dòng vốn này có thể đến từ 2 việc (1) chiến tranh thương mại và (2) FED có khả năng nâng lãi suất nhanh hơn dự kiến (4 lần so với dự kiến là 3). Và FED nâng lãi suất cũng là hệ quả của chiến tranh thương mại. Bởi chiến tranh thương mại sẽ dẫn đến lạm phát tăng và FED càng có lý do nâng lãi suất.
Tựu chung lại, vẫn là rủi ro toàn cầu tăng cao khi có chiến tranh thương mại và ảnh hưởng tới dòng vốn vào Việt Nam.