Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt hơn 1.000 tỷ đồng

02/12/2019 21:36
Khối ngoại sàn HoSE đã bán ròng trong 4 tháng liên tiếp, với tổng giá trị đạt 4.810 tỷ đồng. Khối ngoại sàn UPCoM chấm dứt chuỗi 8 tháng mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 2,4 tỷ đồng. Bộ đôi cổ phiếu họ "Vin" là VRE và VHM được khối ngoại mua ròng mạnh trở lại,

Thị trường biến động với 2 thái cực trong tháng 11. Những phiên đầu tháng, thị trường bứt phá mạnh và VN-Index vượt xa khỏi mốc 1.000 điểm. Tuy nhiên, với việc VN-Index không thể vượt qua được mốc 1.025 điểm nên áp lực chốt lời bị đẩy lên mức cao và khiến thị trường rơi vào trạng thái điều chỉnh sâu, VN-Index đã mất đến hơn 54 điểm chỉ trong vòng nửa tháng. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, VN-Index đứng ở mức 970,75 điểm, giảm 2,81% so với cuối tháng 10. HNX-Index cũng giảm 2,56% xuống 102,5 điểm.

Điểm tiêu cực của thị trường thời gian trên là khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng và ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư. Tính chung cho cả ba sàn giao dịch HoSE, HNX và UPCoM, khối ngoại mua vào 433 triệu cổ phiếu, trị giá 15.627 tỷ đồng, trong khi bán ra 428 triệu cổ phiếu, trị giá 16.575 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 4,6 triệu cổ phiếu, nhưng tính về giá trị họ bán ròng lên đến 948 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt hơn 1.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Ở sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.065 tỷ đồng (giảm 36% so với phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là hơn 7 triệu cổ phiếu. Như vậy, khối ngoại sàn này đã bán ròng trong 4 tháng liên tiếp, với tổng giá trị đạt 4.810 tỷ đồng, dù vậy, tính từ đầu năm đến nay khối ngoại vẫn mua ròng hơn 7.554 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt hơn 1.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Việc khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh ở tháng 11 có sự đóng góp rất lớn từ giao dịch thỏa thuận với giá trị đạt 822 tỷ đồng. Nếu chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại chỉ bán ròng 243 tỷ đồng.

Sau khi bị bán ròng mạnh ở tháng 10, bộ đôi cổ phiếu họ "Vin" là VRE và VHM được khối ngoại mua ròng mạnh trở lại, trong đó, VRE đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HoSE tháng 11 với 945,4 tỷ đồng. VHM được mua ròng với 298 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 được khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 178 tỷ đồng. Hai cổ phiếu khác cũng được mua ròng trên 100 tỷ đồng và HPG và BID.

Trong khi đó, VNM bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị lên đến hơn 708 tỷ đồng. Tiếp sau đó, CTG bị bán ròng gần 576 tỷ đồng trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng cổ phiếu CTG thông qua phương thức thỏa thuận và đa phần được thực hiện trong phiên 13/11. Trong khi VHM và VRE được khối ngoại mua ròng mạnh thì cổ phiếu của công ty mẹ là VIC bị bán ròng mạnh 438 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt hơn 1.000 tỷ đồng - Ảnh 3.

Tại sàn HNX, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 120 tỷ đồng (gấp 6,5 lần giá trị mua ròng của tháng 10), tương ứng khối lượng mua ròng đạt 16 triệu cổ phiếu.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt hơn 1.000 tỷ đồng - Ảnh 4.

Khối ngoại sàn HNX mua ròng đột biến mã NVB với giá trị lên đến 180 tỷ đồng, trong đó NVB được khối ngoại mua ròng 141,6 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận ở phiên 1/11. Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX là SHB nhưng giá trị chỉ đạt khoảng gần 18 tỷ đồng. Trong khi đó, PVS bị bán ròng mạnh nhất với 45,4 tỷ đồng. CEO và VCS đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 10,7 tỷ đồng và 8,5 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại chấm dứt chuỗi 8 tháng mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 2,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 4,4 triệu cổ phiếu.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt hơn 1.000 tỷ đồng - Ảnh 5.

VTP được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với giá trị đạt 54,7 tỷ đồng. QNS và MCH được mua ròng lần lượt 37 tỷ đồng và 25 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VEA bị bán ròng mạnh nhất với 48,3 tỷ đồng. BSR và ACV bị bán ròng lần lượt 36 tỷ đồng và 22,8 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW), khối ngoại có tháng mua ròng đầu tiên kể từ khi thị trường này vận hành với giá trị đạt 1,15 tỷ đồng, nhưng tính về khối lượng họ vẫn bán ròng hơn 5,2 triệu cq.

CW CNVL1901 được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 613 triệu đồng. CSTB1901 và CFPT1903 được mua ròng lần lượt 473 tỷ đồng và 364 tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại tập trung bán ròng 2 CW CDPM1901 và CVNM1901 với lần lượt 234 tỷ đồng và 228 tỷ đồng.

Tin mới

Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
25 phút trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
3 triệu người đặt mua "siêu phẩm" điện thoại mới của Huawei: Không Android, chip vô danh - Vẫn cháy hàng
19 phút trước
Mate 70 là mẫu điện thoại sở hữu con chip bí mật, không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn được hàng triệu người quan tâm.
Black Friday ở TP.HCM: Hạ giá tới 80% nhưng khách hàng vẫn dè dặt xuống tiền
42 phút trước
Những ngày trước dịp Black Friday, nhiều cửa hàng tại TP.HCM đã rầm rộ quảng cáo khuyến mại sớm với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50% - 80% nhưng lượng khách mua không nhiều.
Thị trường ngày 28/11: Dầu biến động, vàng tăng, cà phê cao nhất nửa thế kỷ
29 phút trước
Chốt phiên giao dịch ngày 27/11/2024, giá dầu Brent tăng trong khi WTI giảm sau khi tồn kho xăng tăng bất ngờ tại Mỹ. Giá vàng bật tăng sau dữ liệu lạm phát Mỹ, đồng đô la yếu.
Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
30 phút trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.