Khối ngoại sàn HoSE rút ròng 3.745 tỷ đồng trong 3 tháng qua

01/11/2019 12:37
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng trong tháng 8, 9 và 10 với tổng giá trị đạt 3.745 tỷ đồng. Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng 8 tháng liên tiếp với tổng cộng 1.693 tỷ đồng. VIC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HoSE với 397 tỷ đồng, trong đó, khối ngoại bán ròng 324,6 tỷ đồng cổ phiếu này thông qua phương thức thỏa thuận.

Thị trường trong tháng 10 giao dịch theo chiều hướng tích lũy đi lên với sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn. VN-Index trong những phiên cuối tháng 10 đã vượt qua được mốc 1.000 điểm, nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước ngưỡng tâm lý này và khiến trạng thái rung lắc xuất hiện.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, VN-Index đứng ở mức 998,82 điểm, tăng 2,26 điểm (0,23%) so với thời điểm cuối tháng 9. Tương tự, HNX-Index cũng tăng 0,14 điểm (0,13%) lên 105,19 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index giảm 0,55 điểm (-0,97%) xuống 56,23 điểm.

Góp phần khiến thị trường không thể bứt phá mạnh qua ngưỡng 1.000 điểm trong tháng 10 là do áp lực đến từ khối ngoại. Tính trên toàn thị trường, khối ngoại mua vào mua vào 282 triệu cổ phiếu, trị giá 10.213 tỷ đồng, trong khi bán ra 358,8 triệu cổ phiếu, trị giá 11.796,6 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng 76,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng đạt 1.583,2 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE rút ròng 3.745 tỷ đồng trong 3 tháng qua - Ảnh 1.

Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.661 tỷ đồng trong tháng 10 (gấp 4,4 lần tháng 9), tương ứng khối lượng bán ròng là 71 triệu cổ phiếu, đây cũng là tháng thứ 3 liên tiếp khối ngoại sàn HoSE bán ròng với tổng giá trị lên đến 3.745 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE rút ròng 3.745 tỷ đồng trong 3 tháng qua - Ảnh 2.

Hai cổ phiếu ngân hàng VCB và BID được khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh. Trong đó, VCB được mua ròng 225,6 tỷ đồng, còn BID là 102,4 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 cũng được khối ngoại mua ròng mạnh với giá trị đạt 73,7 tỷ đồng. Trong khi đó, VIC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HoSE với 397 tỷ đồng, trong đó, khối ngoại bán ròng 324,6 tỷ đồng cổ phiếu này thông qua phương thức thỏa thuận.

Bên cạnh đó, hai cổ phiếu cùng họ "Vin" khác là VHM và VRE cũng bị khối ngoại bán ròng lần lượt 271,8 tỷ đồng và 177,4 tỷ đồng. Xen giữa VHM và VRE là hai cổ phiếu MSN và HPG bị bán ròng lần lượt 221,5 tỷ đồng và 213 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE rút ròng 3.745 tỷ đồng trong 3 tháng qua - Ảnh 3.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 18,3 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 1,2 triệu cổ phiếu, trước đó, khối ngoại sàn này đã có 5 tháng bán ròng liên tiếp với tổng giá trị đạt 707 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE rút ròng 3.745 tỷ đồng trong 3 tháng qua - Ảnh 4.

PVI đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với giá trị đạt 125 tỷ đồng. Giao dịch của khối ngoại đối với cổ phiếu PVI hầu hết được thực hiện trong phiên 15/10 thông qua phương thức thỏa thuận. Cụ thể, phiên hôm đó, PVI có giao dịch thỏa thuận hơn 4,3 triệu cổ phiếu ở mức giá sàn, trị giá gần 128 tỷ đồng và toàn bộ do khối ngoại thực hiện. Trước đó, quỹ ngoại HDI Global SE thông báo đăng ký mua thêm 4,4 triệu cổ phiếu CTCP PVI (HNX: PVI) với mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 14/10 đến 12/11 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Đứng sau PVI trong danh sách là cổ phiếu SHB với giá trị mua ròng gần 10 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, PVS bị bán ròng mạnh nhất sàn HNX với gần 54 tỷ đồng. NET và CEO bị bán ròng lần lượt 33,3 tỷ đồng và 20,7 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại có tháng mua ròng thứ 8 liên tiếp, với giá trị giảm 78% so với tháng 9 và đạt gần 60 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 6,6 triệu cổ phiếu. Như vậy, trong 8 tháng qua, khối ngoại sàn UPCoM mua ròng tổng cộng 1.693 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE rút ròng 3.745 tỷ đồng trong 3 tháng qua - Ảnh 5.

Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất mã QNS với giá trị đạt 85,8 tỷ đồng. ACV và MCH được mua ròng lần lượt 55,2 tỷ đồng và 30,2 tỷ đồng. Trong khi đó, BSR bị bán ròng mạnh nhất với 86,2 tỷ đồng. VEA và SDI bị bán ròng lần lượt 25 tỷ đồng và 15 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW), khối ngoại tiếp tục bán ròng 3,6 tỷ đồng (giảm 43,5% so với tháng 9), tương ứng khối lượng bán ròng là 5,7 triệu cq. Như vậy, khối ngoại đã bán ròng trong cả 4 tháng từ khi thị trường ngày đi vào hoạt động (28/6/2019), với tổng giá trị bán ròng là hơn 16,6 tỷ đồng.

CW CSTB1901 bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 1,6 tỷ đồng. CNVL1901 và CMSN1901 bị bán ròng lần lượt 860 triệu đồng và 536 tỷ đồng. Cả 3 CW trên đều do Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) phát hành. Trong khi đó, CW CVNM1901 được mua ròng mạnh nhất với gần 600 triệu đồng.

Tin mới

Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
3 giờ trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
3 triệu người đặt mua "siêu phẩm" điện thoại mới của Huawei: Không Android, chip vô danh - Vẫn cháy hàng
5 giờ trước
Mate 70 là mẫu điện thoại sở hữu con chip bí mật, không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn được hàng triệu người quan tâm.
Black Friday ở TP.HCM: Hạ giá tới 80% nhưng khách hàng vẫn dè dặt xuống tiền
5 giờ trước
Những ngày trước dịp Black Friday, nhiều cửa hàng tại TP.HCM đã rầm rộ quảng cáo khuyến mại sớm với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50% - 80% nhưng lượng khách mua không nhiều.
Thị trường ngày 28/11: Dầu biến động, vàng tăng, cà phê cao nhất nửa thế kỷ
6 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 27/11/2024, giá dầu Brent tăng trong khi WTI giảm sau khi tồn kho xăng tăng bất ngờ tại Mỹ. Giá vàng bật tăng sau dữ liệu lạm phát Mỹ, đồng đô la yếu.
Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
6 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.