Không chạy bằng điện nhưng những chiếc máy bay này mới được xem là tương lai bền vững của ngành hàng không toàn cầu

24/11/2022 19:30
Trong khi một số đại biểu bị chỉ trích vì tới dự COP27 bằng máy bay riêng, số khác đến Ai Cập trên những chuyến bay được mô tả là không phải thải bởi chúng sử loại nhiên liệu hàng không bền vững và các giải pháp khử carbon liên quan.

Dấu ấn của những chuyến bay... xanh

Các chuyến bay là một phần của chương trình có tên gọi Greenliner, do Etihad Airways – hãng hàng không quốc gia của Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, thực hiện. Đây được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp cho du lịch hàng không bền vững.

Hàng không thương mại chiếm hơn 2% lượng khi thải CO2 trên toàn cầu vào năm 2021. Điều này cho thấy nó là tác nhân gây ra biến đổi khí hậu. Nhưng con số không nói lên toàn bộ câu chuyện vì du lịch hàng không ảnh hưởng đến khí hậu theo những cách phức tạp hơn chứ không chỉ lượng khí thải carbon. Tác động của nó được nhiều người dự báo sẽ tăng lên trong tương lai vì ngày càng có nhiều sử dụng máy bay làm phương tiện đi lại.

Trong khi năng lượng tái tạo và xe điện mở ra một lộ trình rõ ràng để khử carbon, câu chuyện với ngành hàng không không đơn giản như vậy.

Hiện tại, ngành công nghiệp hàng không đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong năm 2050 và đang dựa 2/3 của quá trình đó vào cái gọi là nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Loại nhiên liệu này được làm từ các sản phẩm phế thải và có thể hạn chế lượng khí thải trung bình là 80%. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, SAF mới chỉ chiếm 1% nhiên liệu mà ngành hàng không toàn cầu sử dụng.

Không chạy bằng điện nhưng những chiếc máy bay này mới được xem là tương lai bền vững của ngành hàng không toàn cầu - Ảnh 1.

Con số này cho thấy cần một sự thay đổi nhanh chóng. Đó chính là lý do tại sao SAF là một trong những yếu tố chính của chương trình Greenliner. Mariam AlQubaisi, người đứng đầu bộ phận phát triển bền vững tại Etihad, cho biết: “Về cơ bản, đó là một lời kêu gọi hành động. Ý tưởng ra đời vào cuối năm 2019 để đưa ra một thông điệp tới ngành: Hãy khử carbon bằng mọi cách có thể”.

Trong chương trình này, loại phương tiện chính là Boeing 787 Dreamliner. Ngoài ra, Etihad có sáng kiến khác, cái gọi là Sustainable50, nhằm đưa nhiên liệu bền vững vào sử dụng cho các máy bay Airbus A350. Kể từ khi ra mắt, Greenliner đã rất ủng hộ việc sử dụng SAF bên cạnh việc giải quyết các vấn đề như rác thải nhựa và các tuyến bay không hiệu quả.

“Bất kể dự án mà bất cứ hãng hàng không nào khởi động luôn được xem xét kỹ lưỡng dưới sự bảo trợ của greenwashing. Màu xanh lá cây được sơn lên những chiếc máy bay chính là một cách để thể hiện quyết tâm chinh phục các thách thức đó. Chúng tôi thừa nhận mình tạo ra lượng phát thải lớn nhưng đang tìm cách để thay đổi điều đó”, bà AlQubaisi cho biết.

Và ở COP27, Etihad đã ghi điểm. Họ sử dụng loại nhiên liệu bền vững để đưa các đại biểu tới Sharm El Sheik, Ai Cập để bàn thảo cách thức giúp môi trường trở nên bền vững hơn. Những chuyến bay này được mô tả là không phát thải ngay cả khí các phi cơ vẫn đốt nhiên liệu để lấy động năng.

Bước đà cho những mục tiêu tham vọng

Thực tế, loại nhiên liệu mà các máy bay này sử dụng là nhiên liệu tái chế. Nó sử dụng chất thải của một ngành khác để các động cơ hoạt động dù loại nhiên liệu này chỉ có thể chiếm không quá 50% lượng nhiên liệu trên một chuyến bay. Phát thải ròng bằng 0 thực ra là được bù đắp ở những lĩnh vực khác thay vì trên một chuyến bay cụ thể.

Tuy nhiên, vấn đề hậu cần với loại nhiên liệu này cũng còn nhiều tồn tại, dẫn tới việc các hãng hàng không phải thực sự tính toán kỹ lương cũng như có sự chuẩn bị để đảm bảo những chuyến bay được thực hiện một cách thuận lợi.

Bà AlQubaisi mô tả quá trình này là “khắc phục nhanh” vấn đề cho tới khi các quy định thay đổi. Dẫu vậy, để SAF trở nên phổ dụng, vẫn cần những tiến bộ vượt trội.

Không chạy bằng điện nhưng những chiếc máy bay này mới được xem là tương lai bền vững của ngành hàng không toàn cầu - Ảnh 2.

“Giá của SAF cao gấp 4-5 lần so với nhiên liệu máy bay thông thường. Trong khi đó, nó còn gặp phải vấn đề về nguồn cung. Số lượng đơn vị chứng nhận cho loại nhiên liệu này còn rất khiêm tốn vì thế, cần sự can thiệp của các chính phủ để khuyến khích sản xuất nếu không, SAF vẫn gặp những hạn chế”, bà AlQubaisi nói.

Etihad đã sử dụng rộng rãi SAF trong một loạt “các chuyến bay sinh thái”. Các mẫu phi cơ sử dụng chúng là Boeing 757 và Airbus A350. Quá trình đánh giá cũng đang được tiến hành. Chuyến bay từ Heathrow, London tới Abu Dhabi vào ngày 23/10/2021 là một ví dụ điểm hình cho việc sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Etihad cho biết chuyến bay này giảm được 72% lượng khí thải tổng thể bằng các sử dụng 38% nhiên liệu SAF cùng các biện pháp bền vững khác, chẳng hạn như giảm 8% nhựa sử dụng một lần. Chính những giải pháp bền vững có liên quan giúp những chuyến bay trở nên xanh hơn ngay cả khi vẫn sử dụng nhiên liệu truyền thống.

Đây cũng là chuyến bay thương mại đầu tiên sử dụng phương thức mới nhằm giảm thiểu phát thải bằng các sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm tránh hình thành các vệt khói. Dải màu trắng phía sau những chiếc phi cơ bay trên trời chính là những vệt hơi nước, hình thành khi các tinh thể băng kết lại xung quanh khí thải động cơ do máy bay tạo ra. Những vệt này hình thành những đám mây giữ nhiệt tạm thời, tác nhân góp phần vào hiệu ứng nóng lên toàn cầu.

Việc sửa đổi lộ trình và cao độ của máy bay có thể giúp ích rất nhiều. Bà AlQubaisi cho biết sự nóng lên toàn cầu có thể tránh được bằng cách thêm một chút thời gian vào lộ trình của các chuyến bay. Điều thú vị là việc giảm thiểu tới 60% tác nhân hình thành các đám mây giữ nhiệt có thể được thực hiện thông qua các thuật toán, giúp hệ thống trở nên thông minh hơn.

"EcoFlights" của Etihad đã thử nghiệm một loạt công nghệ và kỹ thuật nhằm giảm lượng khí thải, chẳng hạn như tối ưu hóa cao độ, khởi động động cơ vào phút cuối, lăn bánh bằng một động cơ hay rửa động vơ bằng loại bọt đặc biệt nhằm cải thiện hiệu quả của chúng.

Những kỹ thuật này được đưa vào sử dụng hàng ngày và Etihad đã được vinh danh là hãng hàng không thân thiện với môi trường của năm 2022. Tuy nhiên, Etihad nhận định vẫn còn rất nhiều việc phải làm để khử carbon và đã đến lúc ngành công nghiệp hàng không phải nỗ lực cho mục tiêu này.

Tham khảo: CNN

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
18 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.