Khống chế chi phí lãi vay: Tăng thu ngân sách nhưng dài hạn sẽ ra sao?

05/02/2019 12:22
Việc khống chế chi phí lãi vay theo lãnh đạo ngành thuế giúp lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Thế nhưng, phía doanh nghiệp thì nêu quan điểm, việc này có thể giúp tăng thu ngân sách về trước mắt nhưng dài hạn, nguồn thu chưa chắc đã bền vững.

Có đủ thuyết phục?

Loạt văn bản của các doanh nghiệp lớn gửi về Bộ Tài chính những tháng cuối năm 2018 đều đề cập tới một nỗi lo, đó là việc áp dụng Nghị định 20/2017/NĐ-CP.

Theo nghị định có hiệu lực từ tháng 5/2017, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh cộng với lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ. Quy định trên đồng nghĩa, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.

Trong văn bản gửi Bộ Tài chính, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết nếu áp dụng quy định này, EVN và các đơn vị thành viên sẽ phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng hàng trăm tỷ đồng. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cũng bày tỏ nỗi lo này.

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, Nghị định 20 có ưu điểm là giúp quy định Việt Nam sát hơn với thông lệ quốc tế, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc chống xòi mòn cơ sở thuế.

Tuy nhiên, với mức khống chế 20%, ông cảm thấy thiếu thuyết phục vì theo ông, ở tỷ lệ này, kể cả các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính cũng dễ vượt trần.

Đây cũng là lo lắng được ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu lên.

Theo ông, các công ty trong giai đoạn đầu tư mới sẽ gặp nhiều khó khăn khi chi phí lãi vay nhiều lại không được khấu trừ thuế. Điều này có thể khiến doanh nghiệp rụt rè trong vấn đề mở rộng hoạt động đầu tư.

"Trước mắt thì có vẻ thu được nhiều thuế nhưng trung, dài hạn thì nguồn thu có thể giảm vì doanh nghiệp không có động lực làm ăn," ông Nguyễn Trần Nam nói.

Ông Nam cũng cho rằng quy định trên không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Ông dẫn quy định hiện tại với nội dung doanh nghiệp có quyền tự do vay vốn, huy động các nguồn tài chính không trái với quy định pháp luật để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, theo ông, quy định giới hạn chi phí lãi vay của Nghị định 20 chưa phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh.

"Nên nới tỷ lệ khống chế lên 30%"

Nói về những ý kiến của doanh nghiệp Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn đã lên tiếng cho rằng, các nước đưa ra khuyến nghị về khống chế chi phí lãi vay trên từ 10-30% và Việt Nam đã cân nhắc và chọn mức 20%.

Ông cũng đặt ra nghi vấn: vì sao không một doanh nghiệp FDI nào kinh doanh trên Việt Nam kêu về vấn đề này? Nguyên nhân theo ông bởi doanh nghiệp FDI biết rõ đây là cuộc chơi toàn cầu.

Việc khống chế như hiện tại theo ông Tuấn không chỉ giúp lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn của nền kinh tế.

Tuy vậy, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Luật Basico thì cho rằng, nếu "tổng chi phí lãi vay" trên 20%, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận.

Trong khi ấy, theo ông, doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn rất thiếu vốn, không đủ sự tín nhiệm để vay với lãi suất thấp, nên phải vay với lãi suất cao.

Vị luật sư này cũng chỉ ra, việc ra giới hạn trên với mục đích hạn chế tình trạng chuyển giá, dẫn đến thất thu thuế. Chẳng hạn như công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con ở Việt Nam vay vốn tính lãi suất quá cao, dẫn đến công ty ở Việt Nam bị giảm thu nhập, nên không phải nộp hoặc nộp thuế quá thấp.

Vì vậy, theo ông, không có lý gì áp đặt đối với các công ty Việt Nam cho nhau vay vốn nếu như không nhằm mục đích chuyển giá, trốn, giảm nghĩa vụ nộp thuế.

Góp ý thêm, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nêu đề xuất nên để mức khống chế là 30% thay vì 20%. Theo ông, nhiều nước như Mỹ, các nước EU hay Hàn Quốc, Ấn Độ đều đều áp dụng mức 30%. Indonesia cũng đang nghiên cứu và dự kiến áp trần ở mức 30%.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
7 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
5 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
4 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
4 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
3 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
19 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
3 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.