Không chỉ VinFast, vì sao hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc cũng tìm kiếm cơ hội IPO tại Mỹ, bất chấp nguy cơ bị huỷ niêm yết?

10/04/2022 07:35
Giới chuyên gia nhận định, lợi ích của việc niêm yết tại Mỹ vẫn lớn hơn đáng kể so với rủi ro từ việc buộc phải hủy niêm yết, trong trường hợp xảy ra biến cố. "Nó giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với vô số nhà đầu tư, cũng như tạo hiệu ứng về mức định giá được chấp nhận trên toàn cầu".

VinFast Trading & Investment Pte.Ltd., công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa qua đã thông báo về việc nộp hồ sơ đăng ký cho Uỷ ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) để chào bán lần đầu ra công chúng (IPO).

Theo thông tin, 2 ngân hàng nước ngoài là JPMorgan và Deutsche Bank sẽ tham gia vào nhóm tư vấn cho VinFast trong đợt niêm yết cổ phiếu lần này tại Mỹ. Hiện quy mô và mức giá của đợt chào bán vẫn chưa được xác định. Tờ Reuters cho hay, VinFast có thể huy động ít nhất 2 tỷ USD theo như một thoả thuận được lên kế hoạch trước đó.

Năm ngoái, một số nguồn tin cũng cho rằng VinFast có thể được định giá vào khoảng 60 tỷ USD khi IPO. Cuối năm 2021, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, bà Lê Thị Thu Thủy cho biết, để có thể niêm yết tại Mỹ, VinFast bắt buộc phải thực hiện việc niêm yết qua VinFast Singapore vì Singapore là nước đã có sự liên thông với Mỹ trong lĩnh vực này.

Theo vị Phó Chủ tịch này, việc niêm yết thành công tại Mỹ sẽ mở ra cơ hội cho VinFast tiếp cận các nguồn vốn quốc tế để phục vụ cho chiến lược phát triển của mình, nâng vị thế VinFast lên tầm cao mới, góp phần hiện thực hóa chiến lược đưa VinFast trở thành thương hiệu toàn cầu. Việc này cũng sẽ giúp VinFast dễ dàng hơn khi tiếp thị và đưa các sản phẩm vào thị trường Mỹ.

Theo bà Lê Thị Thu Thủy, khi IPO tại Mỹ, VinFast sẽ chỉ bán 5 - 10% cổ phần, tức là nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ nắm giữ tối đa 10% vốn điều lệ công ty. "Việc IPO tại Mỹ không có một mục tiêu nào khác ngoài việc tăng vốn, thu hút đầu tư công nghệ và kỹ thuật để phát triển VinFast theo đúng tầm nhìn và định hướng mà chúng tôi đã đặt ra".

Trên thực tế, không chỉ VinFast, thời gian vừa qua, hàng loạt các công ty công nghệ Trung Quốc cũng tìm kiếm cơ hội IPO tại Mỹ, bất chấp nguy cơ bị huỷ niêm yết, cũng như những rủi ro địa chính trị khác.

Không chỉ VinFast, vì sao hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc cũng tìm kiếm cơ hội IPO tại Mỹ, bất chấp nguy cơ bị huỷ niêm yết? - Ảnh 1.

Cụ thể, nền tảng vận chuyển hàng hóa Full Truck Alliance, được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent Holdings và tập đoàn đầu tư SoftBank Group hiện có mức định giá IPO dự báo 19 USD/ cổ phiếu. Với mức giá dự đoán này, thương vụ IPO của Full Truck Alliance có thể đạt giá trị tới 1,57 tỷ USD. Cổ phiếu Full Truck Alliance sẽ bắt đầu giao dịch trên sàn New York vào 22/6 (giờ Mỹ).

AiHuiShou International, một nền tảng internet bán đồ điện tử tiêu dùng đã qua sử dụng được hậu thuẫn bởi tập đoàn thương mại điện tử JD.com cũng đã huy động được 227 triệu USD qua thương vụ IPO trên sàn New York 19/6.

Không chỉ VinFast, vì sao hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc cũng tìm kiếm cơ hội IPO tại Mỹ, bất chấp nguy cơ bị huỷ niêm yết? - Ảnh 2.

Một tuần trước đó, Kanzhun, nhà điều hành nền tảng tuyển dụng trực tuyến Boss Zhipin cũng huy động được 912 triệu USD sau khi niêm yết trong chỉ số Nasdaq của Mỹ.

Dịch vụ gọi xe Trung Quốc Didi Chuxing hiện đang thảo luận với các nhà đầu tư để thúc đẩy thương vụ IPO trị giá 10 tỷ USD trên sàn New York, theo những nguồn tin quen thuộc của Nikkei Asia.

Không chỉ VinFast, vì sao hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc cũng tìm kiếm cơ hội IPO tại Mỹ, bất chấp nguy cơ bị huỷ niêm yết? - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, ước tính có hơn 10 công ty khác, bao gồm nền tảng tạp hóa trực tuyến Dingdong Maicai, MissFresh và nhà điều hành khách sạn Atour cũng đang chuẩn bị cho các thương vụ IPO với tổng giá trị dự kiến lên tới 6 tỷ USD.

Hồi tháng 6/2021, hãng chia sẻ xe đạp Hello và công ty khởi nghiệp podcast Ximalaya đã hồi sinh kế hoạch IPO ở Mỹ. Các công ty này trước đó đã hoàn thành việc tiền tiếp thị các sản phẩm của họ và đang chờ môi trường thị trường thuận lợi để thúc đẩy thương vụ IPO.

Theo dữ liệu từ Dealogic, trước AiHuiShou, có tổng cộng 29 công ty Trung Quốc IPO tại Mỹ từ đầu năm 2021, huy động được 5,9 tỷ USD. Cùng kỳ năm ngoái, đã có 14 công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ với tổng vốn huy động 2 tỷ USD.

Song, làn sóng IPO đã chững lại vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua trong bối cảnh cuộc đàn áp chống độc quyền đối với lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc khiến hàng loạt tập đoàn công nghệ, trong đó có cả những ông lớn như Alibaba, Tencent và JD.com phải lao đao.

Sự bùng nổ của các thương vụ IPO trên sàn New York trong năm nay được dự báo sẽ đưa tổng giá trị vốn đầu tư mà các công ty Trung Quốc huy động được từ Mỹ vượt mức kỷ lục 13,5 tỷ USD đạt được vào năm ngoái.

Theo dữ liệu từ Dealogic, con số 13,5 tỷ USD trước đó là mức vốn huy động cao nhất từ trước đến nay của các công ty Trung Quốc trên sàn Mỹ, nếu không tính mức kỷ lục 29,1 tỷ USD của năm 2014 - thời điểm xuất hiện thương vụ niêm yết khủng trị giá 25 tỷ USD của Alibaba.

Nikkei Asia trước đó đưa tin, trích lời một chuyên viên, người trực tiếp tham gia các giao dịch IPO của Trung Quốc: "Các nhà đầu tư một lần nữa lại bắt đầu quan tâm đến các công ty công nghệ Trung Quốc. Một vài thương vụ IPO sắp tới có thể sẽ đẩy khối lượng giao dịch lên cao hơn. Điều này chứng minh dự báo của chúng tôi trước đó rằng sự sụt giảm chỉ là tạm thời, và các nhà đầu tư Mỹ vẫn háo hức đổ tiền vào những công ty phát triển chóng mặt ở Trung Quốc".

Chuyên gia Edward Au thuộc công ty quản lý Deloitte khẳng định: "Các công ty khởi nghiệp sáng tạo đang thống trị thị trường Mỹ, nơi nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các khái niệm mới và giá trị các công ty khởi nghiệp công nghệ mới. Do đó, nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ chọn cách IPO ở Mỹ trước tiên và sau đó quay trở lại sàn Hong Kong để niêm yết thứ cấp".

Một nguyên nhân khác khiến các công ty công nghệ Trung Quốc tìm kiếm đường niêm yết tại Mỹ là việc Chính phủ Trung Quốc thắt chặt tiêu chí niêm yết trên sàn STAR của Thượng Hải nhằm sàng lọc những công ty không sở hữu công nghệ đổi mới sáng tạo. Ước tính đã có hơn 90 công ty rút đơn đăng ký IPO ở đại lục trong năm nay.

Theo chuyên gia tại Baker McKenzie, các công ty Trung Quốc đánh giá việc niêm yết ở nước ngoài là một trong những lựa chọn tốt nhất để đạt được sự ổn định và doanh thu nhất quán. Việc niêm yết tại thị trường Mỹ giúp họ có khả năng tiếp cận với các thị trường và khách hàng mới, chưa kể những lợi ích lớn như nền tảng nhà đầu tư rộng lớn.

Đối với các nhà đầu tư toàn cầu, các công ty Trung Quốc có tiềm năng lớn trong việc cung cấp cơ hội tiếp xúc với một trong những thị trường phát triển nhanh nhất hành tinh. Tất cả những nguyên nhân này đã thúc đẩy làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc IPO tại Mỹ nóng lên, bất chấp căng thẳng Mỹ-Trung.

Một chuyên viên thuộc First Truck Alliance kết luận: "Lợi ích của việc niêm yết tại Mỹ vẫn lớn hơn đáng kể so với rủi ro từ việc buộc phải hủy niêm yết, trong trường hợp xảy ra biến cố. Nó giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với vô số nhà đầu tư, cũng như tạo hiệu ứng về mức định giá được chấp nhận trên toàn cầu, từ đó có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn để niêm yết ở những nơi khác".

https://cafef.vn/khong-chi-vinfast-vi-sao-hang-loat-cac-cong-ty-cong-nghe-trung-quoc-cung-tim-kiem-co-hoi-ipo-tai-my-bat-chap-nguy-co-bi-huy-niem-yet-20220410000514135.chn

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
55 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.