Không có đơn hàng khẩu trang, lợi nhuân May Thành Công (TCM) giảm 44% trong tháng 6

15/07/2021 15:14
Trong tháng 6, TCM ghi nhận mức doanh thu đạt 13,57 triệu USD, tương đương khoảng 312 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ đi các khoản chi phí và thuế, công ty thu lãi 955 nghìn USD (~22 tỷ đồng), giảm 44% so với cùng kỳ năm 2020.

Mới đây, CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (mã chứng khoán: TCM) đã báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng 6 và nửa đầu năm 2021. 

Dệt may Thành Công cho biết, mặc dù năm nay không có đơn hàng PPE - thiết bị bảo hộ cá nhân (khẩu trang, quần áo bảo hộ), nhưng nhờ vào sự phục hồi của các đơn hàng may truyền thống, cùng với đó là sự cải thiện từ mảng kinh doanh vải sợi, đà tăng trưởng của công ty vẫn được giữ vững.

Cụ thể, trong tháng 6, TCM ghi nhận mức doanh thu đạt 13,57 triệu USD, tương đương khoảng 312 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ đi các khoản chi phí và thuế, công ty thu lãi 955 nghìn USD (~22 tỷ đồng), giảm 44% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn tăng trưởng đến 35% so với tháng 5/2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu đạt hơn 81,1 triệu USD (~1.865 tỷ đồng) cao hơn 11% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt gần 5,1 triệu USD, tương đương 117,3 tỷ đồng, cao hơn 4,3% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm nay, TCM hoàn thành 45,2% kế hoạch doanh thu và 41,3% mục tiêu lãi đặt ra cho cả năm nay.

Không có đơn hàng khẩu trang, lợi nhuân May Thành Công (TCM) giảm 44% trong tháng 6 - Ảnh 1.

Được biết, TCM là doanh nghiệp sở hữu chuỗi cung ứng sợi – đan/dệt – nhuộm – may khép kín. Điều này sẽ tạo lợi thế về tự chủ nguồn cung nguyên liệu vải và ổn định biên lợi nhuận, từ đó khắc phục “điểm nghẽn” của ngành dệt may khi giúp công ty tránh phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng khép kín tạo điều kiện thuận lợi cho TCM đáp ứng yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ và được hưởng lợi từ CPTPP và EVFTA nhiều hơn so với những doanh nghiệp cùng ngành. 

Về cơ cấu doanh thu 6 tháng đầu năm 2021, vì không có đơn hàng vải kháng khuẩn nên doanh thu vải chỉ chiếm 15% tỷ trọng tổng doanh thu, thấp hơn năm ngoái, trong khi doanh thu mảng sợi năm nay được cải thiện hơn năm ngoái  khi chiếm khoảng 11%. Mảng garment trong 6 tháng chiếm khoảng 73% tổng doanh thu, thấp hơn năm ngoái gần 323 nghìn USD do không có đơn hàng PPE.

Không có đơn hàng khẩu trang, lợi nhuân May Thành Công (TCM) giảm 44% trong tháng 6 - Ảnh 2.

Châu Á vẫn là thị trường chính của TCM với hơn 58,4% lượng đơn hàng được xuất khẩu vào đây. Ngoài ra, châu Mỹ và châu Âu hứa hẹn cũng sẽ bùng nổ trong khoảng thời gian tới đây khi cầu nhập khẩu bùng nổ trở lại và các hiệp định ký kết tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sang EU của công ty.

Trên thị trường, cổ phiếu TCM chốt phiên 14/7 giảm 0,2 điểm xuống 86.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường hơn 6.100 tỷ đồng.

Triển vọng xuất khẩu dệt may 6 tháng cuối năm 2021

Liên quan,hận định về tình hình xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Công Thương cho rằng ngành đã có nhiều tín hiệu khởi sắc khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đạt 15,2 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật bản, Hàn Quốc… tăng rõ rệt khi dịch bệnh được kiểm soát thông qua hoạt động tiêm vaccine rộng rãi, kinh tế dần phục hồi, dỡ bỏ lệnh phong tỏa. 

Bộ Công Thương cũng đưa ra nhận định về diễn biến trong giai đoạn nửa sau của năm nay. Theo đó, hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, hoạt động xuất khẩu dệt may trong nửa cuối của năm 2021 sẽ nhiều "điểm sáng", đặc biệt khi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc mở cửa trở lại và tăng cầu nhập khẩu.

Trong đó, Hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội xuất khẩu sang EU bởi mức thuế suất ưu đãi sẽ tạo điều kiện để hàng dệt may Việt Nam giảm giá thành, đủ năng lực cạnh tranh với các nước khác. Hay hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với việc chỉ yêu cầu công việc cắt may được thực hiện tại Việt Nam mà không quan trọng nơi sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế khi xuất vào Nhật Bản.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo, với kịch bản dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt hơn trên thế giới, thì xuất khẩu dệt may năm 2021 có thể đạt khoảng 39 tỷ USD (~898 nghìn tỷ đồng), tương ứng mức tăng trưởng 10,6% so với năm trước đồng thời cao hơn 9.9% CAGR trong giai đoạn 2015 – 2019.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng cho rằng, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới có thể khiến chuỗi cung ứng hàng hóa bị trở ngại, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và mặt hàng dệt may nói riêng.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
6 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
4 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
3 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
3 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
2 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.