Không có khái niệm ‘công trình tâm linh’icon

Theo quy định pháp luật hiện hành về tôn giáo tín ngưỡng, du lịch, đất đai và xây dựng không quy định về khái niệm công trình tâm linh mà chỉ quy định về công trình tôn giáo, tín ngưỡng.

Theo quy định pháp luật hiện hành về tôn giáo tín ngưỡng, du lịch, đất đai và xây dựng không quy định về khái niệm công trình tâm linh mà chỉ quy định về công trình tôn giáo, tín ngưỡng.

 

Nêu trong báo cáo của Chính phủ gửi Đại biểu quốc hội mới đây đánh giá về kết quả thực hiện nghị quyết số 83 (ngày 14/6/2019) về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7 quốc hội khóa XIV liên quan đến lĩnh vực xây dựng trong đó có việc rà soát quy hoạch xây dựng các công trình tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, theo quy định pháp luật hiện hành về tôn giáo tín ngưỡng, du lịch, đất đai và xây dựng không quy định về khái niệm công trình tâm linh mà chỉ quy định về công trình tôn giáo, tín ngưỡng.

Không có khái niệm ‘công trình tâm linh’
Không có khái niệm "công trình tâm linh", các quy định pháp luật điều chỉnh việc quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng có kết hợp phục vụ phát triển du lịch hiện nay chưa đủ rõ.

Việc quy hoạch, xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng được điều chỉnh tại một số luật: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Luật Di sản văn hóa; Luật Đất đai; Luật Du lịch và Luật Xây dựng.

Đối với công trình tôn giáo, tín ngưỡng là công trình di tích lịch sử văn hóa, việc quản lý quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích làm cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 166 (ngày 25/12/2018) của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Đối với công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây mới thuộc các khu du lịch,  việc quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Luật Du lịch; Luật Đất đai; Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Luật Xây dựng.

Quy định pháp luật chưa đủ rõ

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, thời gian qua, ở một số địa phương đã có những công trình tôn giáo, tín ngưỡng được xây mới hoặc cải tạo nâng cấp tại các khu, điểm du lịch để phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân và góp phần phát triển du lịch, gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh việc quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng có kết hợp phục vụ phát triển du lịch hiện nay còn tản mạn ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật, một số nội dung liên quan đến quản lý sử dụng đất, quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành chưa đủ rõ.

Thực hiện trách nhiệm của Bộ Xây dựng theo pháp luật về xây dựng, từ năm 2012 đến nay, Bộ Xây dựng đã thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 9 nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia và 3 quy hoạch xây dựng bảo tồn, tồn tạo các khu di tích, trong đó có 5 khu có định hướng phát triển gắn với khai thác giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh (Khu du lịch Tràng An, Khu du lịch Núi Bà Đen, Khu du lịch Mẫu Sơn, Khu di tích Cổ Loa và Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long).

Không có khái niệm ‘công trình tâm linh’
Dự án khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú đã triển khai mà chưa tuân thủ quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt... bị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch "tuýt còi" năm 2019

Từ quy định pháp luật và thực tiễn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan đánh giá thực tiễn, đề xuất điều chỉnh bổ sung quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong tháng 12/2020.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đổ hàng nghìn tỷ đồng đầu tư vào các dự án du lịch tâm linh. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch tâm linh có xu hướng ngày càng phát triển, nhiều dự án đầu tư khu du lịch tâm lịch được doanh nghiệp quan tâm đề xuất.

Vào tháng 2/2020, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức cuộc họp để nghe và cho ý kiến về quy hoạch, dự án đầu tư Khu du lịch tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ (huyện Đông Hòa). Theo đề xuất ý tưởng của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) trình bày phương án chi tiết quy hoạch, đầu tư Khu du lịch tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ tại xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa với quy mô 470 ha. Dự án sẽ xây dựng khu du lịch tâm linh; hình thành khu dịch vụ thương mại du lịch nghỉ dưỡng biển, hồ sinh thái thân thiện với môi trường, tạo điểm đến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; xây dựng khu sân gôn 18 lỗ mang tầm quốc tế và các tiện ích, hạ tầng kỹ thuật khác…

Trước đó, tháng 9/2019, UBND tỉnh Hoà Bình có đề nghị Thủ tướng cho phép chuyển mục đích sử dụng gần 48ha đất trồng lúa để xây khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy, dự kiến hơn 3.000 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô sử dụng đất sau điều chỉnh khoảng 121ha, trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng gần 48ha.

Theo đề xuất của nhà đầu tư, khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy được chia thành 2 phân khu. Phân khu 1 diện tích sử dụng đất khoảng 81ha xây dựng tuyến cáp treo Hương Bình; đường giao thông, khuôn viên cây xanh; xây dựng công viên làng du lịch Việt Nam; xây bảo tàng nguồn cội; xây biệt thự trên núi, biệt thự ven hồ và xây dựng các công trình thương mại dịch vụ. Phân khu 2 rộng 38,9ha xây dựng các công trình thương mại dịch vụ, xây biệt thự trên núi, biệt thự ven hồ, xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

Trước đó, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đã gửi 3 câu hỏi chất vấn Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) về việc căn cứ nào cho việc cấp hàng ngàn ha đất tại Ninh Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Hải Phòng... để doanh nghiệp xây chùa; Việc kinh doanh, khai thác các công trình tâm linh (chùa Bái Đính, Tam Chúc…)...

Nêu tại văn bản trả lời đại biểu,  Bộ trưởng Bộ TN&MT  Trần Hồng Hà đã chỉ ra có nhiều bất cập, chưa rõ ràng trong quản lý, giao đất, cho thuê đất để làm chùa tại các tỉnh trên. Như đối với chùa Bái Đính tại Ninh Bình, Bộ TN&MT cho biết, việc giao đất cho 3 đơn vị để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng, không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật đất đai nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất.

Tại Hà Nam, từ năm 2008 - 2011, UBND tỉnh ban hành 2 quyết định thu hồi đất đã giao và giao toàn bộ diện tích 815,1ha cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc theo dự án được duyệt.

Theo Bộ TN&MT, các quyết định giao đất của tỉnh còn chưa rõ ràng về nội dung: Mục đích sử dụng chỉ thể hiện “đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc” mà không thể hiện loại đất cụ thể theo quy định tại Điều 13 của Luật đất đai; chưa xác định được mục đích sử dụng đất cụ thể trong từng quyết định (do tại thời điểm giao đất chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng) là không thống nhất và thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất (nếu trong phạm vi đất cho thuê có cả các công trình tôn giáo tín ngưỡng và trong phạm vi đất giao quản lý không thu tiền có cả công trình cho mục đích kinh doanh thương mại.

Hồng Khanh 

Tin mới

Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
9 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Yamaha ra mắt mẫu xe 150cc có thể đi hơn 700km khi đổ đầy bình xăng mà giá chưa tới 45 triệu đồng
7 giờ trước
Mẫu xe này chỉ tiêu thụ 1,8 lít xăng cho 100km, đồng thời có thể di chuyển một quãng đường lên đến 722km chỉ với một lần đổ đầy nhiên liệu.
Giá vàng tăng cao, khó mua trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
4 giờ trước
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
11 giờ trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
13 giờ trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
1 ngày trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
1 ngày trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
1 ngày trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
2 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.