Không có một từ nào khác ngoài ‘ngoạn mục’ để mô tả những bước tiến đạt được trong quan hệ kinh tế Mỹ - Việt

02/09/2021 08:51
"Khi ta buôn bán càng nhiều, đi lại và gặp nhau càng nhiều, thì hai bên sẽ hiểu nhau hơn, giúp niềm tin đôi bên được củng cố. Từ đó, các quan hệ khác sẽ ngày một phát triển", ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA bàn về mối quan hệ kinh tế Mỹ - Việt.

Ngày 20/8 vừa qua đã diễn ra Hội thảo trực tuyến về thực trạng và triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, sự kiện do Đại học Fulbright Việt Nam phối hợp cùng Vụ Châu Mỹ (Bộ Ngoại giao) đồng tổ chức.

Trong phiên thảo luận đầu tiên, các chuyên gia trình bày, phân tích và nhận định về những vấn đề liên quan đến thặng dư thương mại và thao túng tiền tệ, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và tương lai thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) của Việt Nam.

Từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2000, Hoa Kỳ luôn đóng vai trò là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy có kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng nhanh theo mỗi năm, Việt Nam lại không nằm trong top 10 các nước nhập khẩu nhiều từ Hoa Kỳ.

Không có một từ nào khác ngoài ‘ngoạn mục’ để mô tả những bước tiến đạt được trong quan hệ kinh tế Mỹ - Việt - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) phát biểu tại hội thảo.

ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA, mở đầu cho phiên thảo luận. Bàn về một số đặc điểm và nguyên nhân khiến cho cán cân thương mại của Việt Nam nghiêng theo hướng "xuất nhiều, nhập ít", ông nhận định, điểm nổi bật nằm ở sự khác biệt về cơ cấu kinh tế và xuất nhập khẩu của hai nước.

Hoa Kỳ là nước xuất siêu về dịch vụ và nhập siêu về hàng hóa. Ngược lại, Việt Nam lại nhập về rất ít những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo từ phía Hoa Kỳ như dịch vụ, nông sản và trang thiết bị hiện đại.

Lý do vì sức mua của thị trường Việt còn khá khiêm tốn, chưa kể đến chiến lược đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các nước, cũng như biện pháp bảo hộ một số ngành nghề thiết yếu trong nước.

"Thị trường cần gì, nhiều ít bao nhiêu, chất lượng thế nào, mẫu mã ra sao, yêu cầu vệ sinh dịch tễ và xuất xứ hàng hóa gồm những gì, ta đều có thể sản xuất theo đó", ông Nguyễn Đình Lương nhận định.

Không có một từ nào khác ngoài ‘ngoạn mục’ để mô tả những bước tiến đạt được trong quan hệ kinh tế Mỹ - Việt - Ảnh 2.

GS. David Dapice, chuyên gia hàng đầu về kinh tế Đông Nam Á tại Trường Quản lý Nhà nước John F Kennedy, Đại học Harvard

Cùng quan điểm với ông Nguyễn Đình Lương về mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, Giáo sư David Dapice – chuyên gia hàng đầu về kinh tế Đông Nam Á tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy, Đại học Harvard cho rằng: "Không có một từ nào khác ngoài ‘ngoạn mục’ để mô tả những bước tiến đạt được trong quan hệ kinh tế hai nước".

Giải thích cho những con số tăng trưởng về xuất khẩu đáng kinh ngạc trong vài năm trở lại đây, ông cho rằng căng thẳng thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc đã buộc các doanh nghiệp Hoa Kỳ phải chuyển đổi tư duy từ ‘Trung Quốc cộng một’ (‘China plus One’) sang ‘ABC’ (‘Anywhere but China’, tức ‘bất kỳ đâu ngoài Trung Quốc’).

Theo đó, Việt Nam thường là điểm đến mà các doanh nghiệp này lựa chọn nhờ tận dụng tốt và triệt để những lợi thế sẵn có như môi trường kinh doanh và đầu tư thân thiện; lực lượng nhân công trẻ, dồi dào và ham học hỏi; cùng với đó là nỗ lực cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng, và việc ký kết các hiệp định thương mại quan trọng trên trường quốc tế.

Nói về lĩnh vực tiềm năng mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể và nên tăng cường hợp tác, Giáo sư David Dapice nhận định, đó là y tế, đặc biệt là sản xuất vaccine.

"Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ không chỉ quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang ứng phó đẩy lùi dịch bệnh hiện tại, mà còn đóng vai trò không nhỏ trong khả năng đương đầu của Việt Nam với các tình huống tương tự trong tương lai và trên thế giới, vốn được các chuyên gia dự đoán gần như chắc chắn sẽ diễn ra", ông chia sẻ.

Không có một từ nào khác ngoài ‘ngoạn mục’ để mô tả những bước tiến đạt được trong quan hệ kinh tế Mỹ - Việt - Ảnh 3.

Tiến sĩ Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương.

An ninh mạng, an ninh năng lượng và phát triển kinh tế bền vững lại là những lĩnh vực mà giáo sư David Dapice nhận định, Hoa Kỳ với kinh nghiệm và nguồn lực dồi dào có thể hỗ trợ Việt Nam. Ngoài ra, giáo dục cũng là lĩnh vực mà hai vị chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ có thể hỗ trợ và đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Lương đã nhấn mạnh rằng quan hệ giữa hai nước đã và đang phát triển tốt đẹp, bởi "thương mại là trụ cột": "Khi ta buôn bán càng nhiều, đi lại và gặp nhau càng nhiều, thì hai bên sẽ hiểu nhau hơn, giúp niềm tin đôi bên được củng cố. Từ đó, các quan hệ khác sẽ ngày một phát triển".

Các chuyên gia cho rằng tuy còn nhiều thách thức về phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhưng đây vẫn là cơ hội lớn để Việt Nam tạo bước ngoặt trong cải cách toàn diện và phát triển kinh tế theo hướng bền vững và bao trùm, dựa trên năng suất và sáng tạo công nghệ.

Không có một từ nào khác ngoài ‘ngoạn mục’ để mô tả những bước tiến đạt được trong quan hệ kinh tế Mỹ - Việt - Ảnh 4.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-26/8 vừa qua. Ảnh: Reuters


Tiềm năng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn rất lớn, và đòi hỏi những chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa từ Việt Nam để trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư chất lượng cao.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
12 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
30 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
43 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
18 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
26 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.553.715 VNĐ / tấn

302.58 UScents / lb

2.58 %

+ 7.60

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.192.329 VNĐ / tấn

984.26 UScents / bu

0.67 %

+ 6.51

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.165.846 VNĐ / tấn

291.45 USD / ust

0.71 %

+ 2.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
18 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
18 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
20 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
21 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.