Không còn dám "vung tiền qua cửa sổ", Trung Quốc dè dặt đối với siêu dự án trăm tỉ USD

12/12/2021 14:30
Trung Quốc được cho là đã thay đổi hình thức đầu tư đối với hàng loạt các dự án lớn ở châu Phi.

Mô hình tài trợ của Trung Quốc cho Sáng kiến Vành đai và Con đường ở châu Phi đang thay đổi, khi tình hình nợ xấu trở nên tồi tệ hơn đối với nhiều quốc gia do đại dịch Covid-19 khiến Bắc Kinh phải tìm thêm "các cách thức cấp vốn sáng tạo". Vành đai Con đường là siêu dự án lớn của Trung Quốc với quy mô đầu tư lên tới hàng trăm tỉ USD trải dài trên khắp các quốc gia xuyên nhiều châu lục.

Thay đổi cách đầu tư

Trung Quốc đã đưa ra các cam kết tài chính lớn trong các cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) trong hai thập kỷ qua, với số tiền đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm cảng, đường sắt, đường cao tốc và đập thủy điện.

Tuy nhiên, tại diễn đàn năm nay ở thủ đô Dakar của Senegal, rõ ràng là mô hình tài chính đã có xu hướng thay đổi.

Không còn dám vung tiền qua cửa sổ, Trung Quốc dè dặt đối với siêu dự án trăm tỉ USD - Ảnh 1.

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 8 của FOCAC đang diễn ra tại Dakar vào ngày 30/11. Ảnh: Tân Hoa xã

Tại FOCAC 2018 ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tài trợ 15 tỷ USD và cho vay không lãi suất trong tổng số 60 tỷ USD tài trợ mà Trung Quốc đề xuất. Tuy nhiên đây không còn là điều được đưa ra trong hội nghị tháng trước.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến tại Dakar vào ngày 29/11, ông Tập cũng không công bố số tiền sẽ được sử dụng cho phát triển tại Châu Phi. Trong khi Trung Quốc công bố đầu tư 10 tỷ USD cho Châu Phi hồi năm 2018.

Tuy nhiên, ông Tập cam kết hỗ trợ 40 tỷ USD xuất khẩu của châu Phi sang Trung Quốc và hạn mức tín dụng cho các tổ chức tài chính châu Phi, cũng như khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư vào châu Phi.

Mặc dù ông Tập cam kết hạn mức tín dụng 10 tỷ USD cho các tổ chức tài chính châu Phi, nhưng số tiền này đã giảm một nửa so với năm 2018.

Theo SCMP, đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm vấn đề nợ cho các quốc gia châu Phi, với Zambia năm ngoái trở thành quốc gia đầu tiên không trả được nợ trong đại dịch. Vì vậy, không có gì bất ngờ khi Trung Quốc cắt giảm khoản cho vay - một số nhà phân tích cho biết.

Tín hiệu mạnh mẽ từ Trung Quốc

Paul Nantulya, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Washington, cho biết các cam kết tài trợ trực tiếp của Trung Quốc, vốn đã duy trì ở mức ổn định 60 tỷ USD cho các hội nghị thượng đỉnh FOCAC 2015 và 2018, nhất định sẽ có xu hướng giảm hoặc "biến mất hoàn toàn".

Ông Nantulya nói: "Trung Quốc đang phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng họ muốn chuyển hướng sang mô hình tài trợ 'tư nhân cho tư nhân'."

"Các ngân hàng chính sách của Trung Quốc ngày càng lo ngại về khả năng trả nợ của người đi vay và ngày càng cảnh giác về việc mở rộng tài chính."

Những bên cho vay không chỉ có lợi ích tài chính rõ ràng trong việc thu hồi tiền của họ, mà còn do là một phần trong cấu trúc chính trị của Trung Quốc - ông Nantulya chỉ ra.

"Nếu các khoản nợ xấu và các khoản vỡ nợ tiếp tục gia tăng, ông Tập có thể phải đối mặt với những hậu quả chính trị phức tạp trong bối cảnh đại dịch toàn cầu".

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phản ứng trước sức ép từ cộng đồng khi các nhóm công dân, công đoàn và các nhà bảo vệ môi trường châu Phi ngày càng chỉ trích gay gắt các thỏa thuận cơ sở hạ tầng lớn do Trung Quốc tài trợ.

Nhưng các quan chức Trung Quốc và các nhà quan sát khác cho rằng điều này không có nghĩa là Trung Quốc đang cắt giảm tài trợ cho các nước châu Phi, mà là họ sẽ sử dụng những "cách sáng tạo hơn" để tài trợ cho các dự án ở đó.

Wu Peng, Vụ trưởng Vụ Châu Phi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khẳng định rằng "Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay không lãi suất, các khoản vay ưu đãi và các hỗ trợ tài chính khác đến các nước Châu Phi".

Dù ông Wu không tiết lộ tổng số tiền Trung Quốc cam kết tại FOCAC này, Đại sứ Trung Quốc tại Kenya Zhou Pingjian khẳng định rằng: "Hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc cho châu Phi sẽ chỉ tăng lên. Nó sẽ không bao giờ giảm."

Ông Zhou cho biết việc tài trợ cho 9 chương trình do ông Tập công bố tại FOCAC tháng 11 sẽ chiếm hơn 60 tỷ USD đã cam kết trong năm 2018.

"Trong 9 chương trình được công bố, Trung Quốc đã cam kết thực hiện 80 dự án và việc đó sẽ tốn rất nhiều tiền", Zhou nói vào tuần trước.

Một số mô hình tài trợ sáng tạo đã và đang hình thành: ở Kenya, Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc đang chi 668 triệu USD để xây dựng một tuyến đường cao tốc dài 27,1 km nối sân bay chính của đất nước với thủ đô Nairobi và sẽ thu hồi vốn đầu tư bằng cách thu phí thu phí trong 27 năm.

Lina Benabdallah, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc-châu Phi tại Đại học Wake Forest ở Bắc Carolina, lí giải về nguồn tài chính cạn kiệt của Bắc Kinh dành cho Châu Phi: "Tôi nghĩ rằng đó là sự kết hợp của thực tế rằng mối quan hệ đang đạt đến mức tăng trưởng ổn định - điều có thể thấy sau 21 năm tăng trưởng liên tục - và chính phủ Trung Quốc thận trọng về hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài trong bối cảnh các vấn đề xây dựng siêu dự án liên quan đến nợ xấu và siết nợ".

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
5 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
4 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
3 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
2 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
7 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Xe xăng gặp khó
13 giờ trước
Các hãng ô tô loay hoay giữa sức ép hàng tồn và sự trỗi dậy của xe điện VinFast
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
16 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
17 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
18 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?