Không dùng tuyệt chiêu “đại hạ giá” như tại châu Á, đây là cách Nga âm thầm gửi những thùng dầu thô của mình đến tiêu thụ tại châu Âu

27/09/2022 13:10
Một phân tích của Nikkei Asia cho thấy, dầu thô của Nga vẫn len lỏi vào thị trường châu Âu bất chấp lệnh trừng phạt thông qua những chuyến tàu trung chuyển tại Hy Lạp. Điều này có thể làm suy giảm tác động của lệnh trừng phạt và giúp Nga tiếp tục thu lợi lớn.

Dầu thô từ Nga vẫn tiếp tục chảy vào châu Âu

Phương Tây đã ban hành lệnh cấm vận dầu thô đối với Nga và sẽ có hiệu lực vào tháng 12 tới đây, tuy nhiên dầu của Nga vẫn tiếp tục chảy đến châu Âu thông qua các tuyến hàng hải bí ẩn.

Một phân tích mới đây của Nikkei Asia cho thấy trong sáu tháng kể từ khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine, có 41 tàu đã thực hiện chuyển dầu từ tàu sang tàu (ship to ship – STS) ngoài khơi bờ biển Hy Lạp cùng với các tàu chở dầu rời Nga và sau đó đến các cảng châu Âu. Trong khi cùng thời điểm này năm ngoái, những tàu như vậy chỉ có 1.

Không dùng tuyệt chiêu “đại hạ giá” như tại châu Á, đây là cách Nga âm thầm gửi những thùng dầu thô của mình đến tiêu thụ tại châu Âu - Ảnh 1.

Bờ biển Hy Lạp, nơi thực hiện các chuyến tàu trung chuyển dầu Nga vào Anh và EU

Liên minh châu Âu và Anh sẽ cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu của Nga từ khoảng cuối năm nay, tuy nhiên việc chuyển dầu giữa các tàu trên biển để che giấu nguồn gốc có thể tiếp tục kể cả sau khi lệnh cấm vận dầu có hiệu lực. Một người dân địa phương, ông Thalis Ladakakis cho biết: "Có nguy cơ lớn xảy ra tai nạn khiến dầu chảy ra biển. Khí thải và rác thải từ các tàu chở dầu cũng là một vấn đề, gây rắc rối cho cả ngành thủy sản và du lịch". Người đàn ông 55 tuổi cho biết số lượng tàu chở dầu đã tăng đột biến kể từ khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2.

Nghiên cứu của Nikkei đã sử dụng dữ liệu từ công ty dữ liệu Refinitiv của Anh để xem các tàu chở dầu rời các cảng của Nga, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2, đã đi đến đâu và những tàu nào đã liên lạc với họ. Cuộc khảo sát bao gồm các vùng biển ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải của Hy Lạp, nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động chuyển tàu giữa các tàu. Các tín hiệu của Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) từ các tàu đã được theo dõi để xác định các tuyến đường của chúng.

Trong sáu tháng tính đến ngày 22 tháng 8, Nikkei xác nhận có 175 vụ chuyển tàu ngoài khơi bờ biển Hy Lạp liên quan đến các tàu chở dầu từ Nga so với chỉ 9 vụ chuyển nhượng như vậy trong cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu của Refinitiv cho thấy Nga đã xuất khẩu 23,86 triệu thùng dầu để vận chuyển từ tàu sang tàu ngoài khơi Hy Lạp. Trong cùng kỳ năm ngoái, 4,34 triệu thùng đã được vận chuyển để chuyển giao tương tự.

Câu hỏi được đặt ra là những chiếc tàu chở dầu đã vận chuyển đi đến đâu sau khi nhận hàng? Nikkei đã theo dõi lộ trình của các con tàu, xác nhận rằng 89 tàu chở dầu đã đến các cảng, trong khi chỉ có ba chuyến tàu như vậy được thực hiện vào năm ngoái. Trong số đó, 41 chiếc đã đến các cảng ở Hy Lạp, Bỉ và các nơi khác ở châu Âu. Cuộc khảo sát đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của vùng biển gần Hy Lạp như một trung tâm vận chuyển dầu giữa Nga và châu Âu.

Khó khăn trong việc truy xuất

EU sẽ cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển từ tháng 2 năm 2023, trong khi Anh sẽ cấm vận hoàn toàn dầu của Nga vào tháng 12. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, xuất khẩu dầu của Nga sang EU trong tháng 7 đạt 2,8 triệu thùng/ngày, giảm 26% so với tháng 1.

Nikkei cũng phân tích các chuyến hàng dầu đến Anh vào tháng 6. Sử dụng dữ liệu dự thảo và lộ trình của Refinitiv, họ đã phát hiện ra một tàu chở dầu gắn cờ Maltese đã chở dầu ngoài khơi bờ biển Hy Lạp (từ hai tàu chở dầu rời các cảng của Nga) đã đến Immingham, miền đông nước Anh vào ngày 4/6.

Hồ sơ của công ty nghiên cứu năng lượng châu Âu Kpler cho thấy con tàu chở 300.000 thùng dầu do nhà sản xuất dầu quốc doanh Rosneft của Nga sản xuất, sau đó, nhà kinh doanh hàng hóa có trụ sở tại Thụy Sĩ Trafigura đã môi giới dầu và bán nó cho Prax Group, một nhà bán buôn dầu cỡ vừa của Anh.

Việc vận chuyển dầu từ tàu sang tàu đang trở nên khá phổ biến. Điều này sẽ khiến việc xác định dầu đến từ đâu trở nên khó khăn hơn. Bà Julien Mathonniere, chuyên gia kinh tế thị trường dầu mỏ của Energy Intelligence Group, cho biết: "Việc truy xuất của dầu mỏ là điều rất khó khăn, bởi vậy không ai có thể biết được nguồn gốc và dầu Nga vẫn tiếp tục được tiêu thụ trên thị trường.”

Vương quốc Anh và EU sẽ ngừng nhập khẩu dầu của Nga vào tháng 12/2022 và tháng 2/2023, G7 cũng đang có kế hoạch áp giá trần đối với dầu Nga. Do vậy Nga có thể được kỳ vọng sẽ đối phó bằng cách bán dầu giảm giá và tăng xuất khẩu sang châu Á và các nước khác. Phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm cắt nguồn tài chính của Nga. Nhưng nếu dầu của Nga tiếp tục chảy, tác dụng của các lệnh trừng phạt sẽ bị hạn chế.

Theo Nikkei Asia

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
48 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
2 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
2 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.157.140 VNĐ / tấn

183.50 JPY / kg

1.08 %

- 2.00

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.506.157 VNĐ / tấn

1,009.40 UScents / bu

0.21 %

- 2.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.132.598 VNĐ / tấn

287.85 USD / ust

0.02 %

- 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
4 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
7 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
8 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
23 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.