Không được hỗ trợ hàng không có thể phá sản do dịch Covid-19

20/03/2020 15:00
Hầu như tất cả các hãng hàng không trên thế giới đều phải cắt giảm số chuyến bay ở các mức độ khác nhau do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đặc biệt một số hãng bắt đầu thông báo tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động, đặt đội bay của mình vào tình trạng án binh bất động chưa từng có.

Các hãng hàng không tê liệt hoàn toàn vì Covid-19

Brussels Airlines vừa thông báo sẽ tạm dừng toàn bộ các chuyến bay trong vòng một tháng. Tuyên bố của nhà vận chuyển Bỉ cho biết thêm: “Do tình trạng hỗn loạn của cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 đang diễn ra trên khắp thế giới, các chuyến bay thường lệ của Brussels Airlines sẽ giảm dần trong tuần này để đưa hành khách và phi hành đoàn về nhà, sau đó tiến tới dừng toàn bộ kể từ ngày 21/3”. Hãng sẽ vẫn duy trì một nhóm nhỏ các nhân viên để sẵn sàng thực hiện các chuyến bay đưa công dân Bỉ hồi hương khi được yêu cầu.

khong duoc ho tro hang khong co the pha san do dich covid-19 hinh anh 1

Hàng không Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.

Tương tự, hãng hàng không Áo Austrian Airlines cũng sẽ ngưng toàn bộ các chuyến bay từ ngày 20/3 đến 28/3 trong bối cảnh nhiều nước đóng cửa biên giới. Thời gian hoạt động lại của hãng sẽ được điều chỉnh vào cuối tháng này tùy theo nhu cầu đi lại của thị trường. Trong những ngày trước khi tạm dừng bay, ưu tiên hàng đầu của Austrian Airlines là đưa các công dân Áo từ những nước đang có dịch hoành hành mạnh về nước.

Cùng chung cảnh ngộ, LOT Polish Airlines của Ba Lan ra thông báo tạm dừng toàn bộ chuyến bay trong ít nhất 10 ngày kể từ ngày 15/3. Quyết định được đưa ra sau khi chính phủ nước này quyết định phong tỏa biên giới và ngăn toàn bộ các hoạt động đi lại quốc tế nhằm đối phó với đại dịch Covid-19. Với thông báo trên, toàn bộ đội bay 70 chiếc của LOT Polish Airlines thường ngày kết nối tới 120 điểm đến khắp thế  giới sẽ phải đỗ lại trên các sân bay.

Một hãng hàng không khác cũng mới thông báo tạm dừng hoạt động một tháng là Air Baltic của Latvia, trong khoảng thời gian từ ngày 17/3 đến 15/4. Ngoài căn cứ chính ở Latvia, hai sân bay chính của hãng ở nước ngoài là Estonia và Lithuania cũng cùng chung tình trạng án binh bất động.

Trong khi đó, quyết định của Na Uy đóng cửa toàn bộ sân bay kể từ ngày 16/3 đã khiến hoạt động của các hãng hàng không lớn của nước này như Norwegian Air tê liệt. Hãng hiện chỉ còn các chuyến bay cuối cùng đưa công dân hồi hương và vận chuyển thiết bị y tế từ Trung Quốc. Hãng Scandinavian Airlines (SAS) của các nước Bắc Âu cũng cho dừng hoạt động bay từ ngày 16/3 cho đến khi có thông báo mới. Trước đó, SAS đã cho 90% nhân viên tạm nghỉ việc, tương đương 10.000 người.

Bên ngoài khu vực châu Âu, hãng hàng không đầu tiên tại Trung Đông tuyên bố tạm dừng hoạt động là Royal Jordanian Airlines, trong thời gian từ ngày 17/3 đến cuối tháng 3. Bên cạnh việc cắt giảm chuyến bay hoặc dừng toàn bộ hoạt động, một số hãng hàng không phải tìm cách bán bớt tài sản để đối phó với dịch bệnh. Cathay Pacific cho biết sẽ bán 6 chiếc máy bay tầm xa Boeing 777-300ER cho công ty chuyên cho thuê máy bay BOC Aviation. Bản hợp đồng trị giá 703,8 triệu USD này sẽ góp phần giúp Cathay Pacific trong giai đoạn khó khăn. Hãng hiện có 68 chiếc Boeing 777 và đa phần đã phải dừng khai thác vì không có khách.

“Hầu hết hãng hàng không sẽ phá sản vào tháng 5”

Ngành hàng không thế giới đang dần đóng cửa do đại dịch Covid-19. Hãng tư vấn hàng không quốc tế CAPA hôm 16/3 dự đoán nếu các chính phủ không trợ giúp khẩn cấp thì hầu hết các hãng hàng không trên thế giới sẽ phá sản vào cuối tháng 5.

Hầu như tất cả các hãng hàng không trên thế  giới đều ít nhiều phải cắt giảm số chuyến bay và cho máy bay dừng khai thác với mức độ khác nhau. Bên cạnh đó là các biện pháp cắt giảm nhân sự, tiền lương và các dịch vụ để đối phó với tình hình khó khăn do dịch bệnh. Việc hàng loạt nước ban bố bế quan tỏa cảng trong những ngày gần đây càng khiến tình cảnh của các hãng hàng không thêm u ám.

Trong bối cảnh đó, CAPA nhận định hầu hết các hãng hàng không trên thế giới sẽ phá sản vào cuối tháng 5 nếu các chính phủ không can thiệp. “Cần phải có sự điều phối của chính phủ và hành động ngay lập tức của ngành hàng không mới có thể tránh được thảm kịch. Dòng tiền đang ngày càng cạn kiệt nhanh chóng, khi các đội bay lần lượt phải dừng khai thác và số chuyến bay bị cắt giảm đến gần một nửa”.

Dự đoán của CAPA đưa ra khi hàng không châu Âu đã chứng kiến “nạn nhân” đầu tiên bị phá sản vì dịch Covid-19. Hãng hàng không khu vực lớn nhất châu lục này là Flybe hôm 6/3 đã tuyên bố phá sản, hủy toàn bộ các chuyến bay. Flybe là nhà vận chuyển lớn ở Anh và có đường bay kết nối 81 sân bay khắp châu Âu. Hãng hàng không này bắt đầu rơi vào giai đoạn bất ổn kể từ khi tiến hành IPO năm 2010.

Một loạt nhà vận chuyển khác của châu Âu cũng đang đối mặt với khó khăn chưa từng có. Hãng giá rẻ lớn nhất châu lục là Ryanair hôm 16/3 cho biết họ sẽ cho ngừng khai thác hầu hết 470 chiếc máy bay của mình trong 10 ngày tới. Giám đốc điều hành Ryanair Michael O’Leary thông báo sẽ cắt giảm tới 80% năng lực vận chuyển trong tháng 4 và tháng 5.

Hãng Austrian Airlines, một hãng con của tập đoàn Đức Lufthansa, cũng sẽ tạm ngừng khai thác toàn bộ chuyến bay của mình kể từ ngày 19/3. Hãng hàng không giá rẻ Na Uy Norwegian Air thì cho biết họ cần sự trợ giúp khẩn cấp của chính phủ, sau khi thông báo sẽ hủy 83% chuyến bay và tiến tới dần ngừng khai thác toàn bộ chuyến bay của mình. Hãng cũng đã cho 90% số nhân viên, tương đương 7.300 người, phải nghỉ việc không lương.

Các hãng hàng không truyền thống lớn của châu Âu cũng không tránh khỏi khó khăn do đại dịch. Tập đoàn Air France-KLM hôm 16/3 cho biết sẽ cắt giảm 70 đến 90% số chuyến bay của mình. Con số này của hãng Finnair là 90% khiến hãng gần như rơi vào tình trạng bất động do nhu cầu đi lại không còn.

Trong bối cảnh đó, ba liên minh hàng không lớn nhất toàn cầu là Oneworld, SkyTeam và Star Alliance đại diện cho gần 60 hãng hàng không lớn của thế giới đang hối thúc các chính phủ “phải tính toán tất cả những biện pháp có thể” nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp hàng không. Một số hãng tại Mỹ thì trực tiếp gặp đại diện chính phủ và quốc hội để tìm kiếm sự trợ giúp tài chính giúp vượt qua khó khăn.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
2 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
47 phút trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
29 phút trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
56 phút trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
9 phút trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
20 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.