Không gì 'phất' nhanh bằng múc dầu lên bán – GDP của quốc gia có dân số bằng 1/10 Hà Nội tăng đều trên 30%/năm, sắp thành nước giàu nhất Nam Mỹ nhờ 'vàng đen'

01/07/2024 00:01
Trong vòng 4 năm, quy mô nền kinh tế của quốc gia này đã tăng gấp hơn 3 lần.
Không gì 'phất' nhanh bằng múc dầu lên bán – GDP của quốc gia có dân số bằng 1/10 Hà Nội tăng đều trên 30%/năm, sắp thành nước giàu nhất Nam Mỹ nhờ 'vàng đen' - Ảnh 1

Guyana, quốc gia Nam Mỹ nghèo khó, từng bị thế giới phớt lờ, đã nổi lên như một nhà sản xuất dầu lớn trên toàn cầu sau khi Exxon thực hiện một loạt phát hiện lớn tại vùng lãnh hải của họ.

Kể từ khi bắt đầu sản xuất dầu vào năm 2019, Guyana đang “mát mặt” nhờ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng lên mức kỷ lục.

Chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi đại dịch Covid 19 khởi phát, quy mô nền kinh tế đã tăng gấp hơn 3 lần, đạt mức tăng trưởng GDP hàng năm đạt 2 con số - thường ở mức trên 40%.

Khi sản lượng dầu tăng, Guyana dự kiến hưởng mức tăng trưởng còn ấn tượng hơn nữa.

Sau chuyến chở đầu đầu tiên từ tàu lưu trữ và dỡ hàng Liza-1 của Exxon vào tháng 12/2019, sản lượng dầu của Guyana đã tăng vọt – gấp 9 lần từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2024.

Theo dữ liệu từ Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Guyana, quốc gia Nam Mỹ nhỏ bé này hiện vận chuyển 654.270 thùng dầu thô mỗi ngày, khiến họ trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 5 tại Nam Mỹ . Sản lượng được cho tiếp tục tăng ở mức ổn định cho đến giữa những năm 2030 với sản lượng chủ lực đến từ lô Stabroek – nơi được cho chứa 11 tỷ thùng dầu.

Sau khi đưa 3 dự án vào hoạt động tại lô Stabroek từ năm 2019, Exxon thông báo hồi tháng 4/2024 rằng họ đang tiến hành dự án thứ 6 với tổng trị giá 12,7 tỷ USD.

Chuyến dầu đầu tiên của dự án này sẽ vận hành vào năm 2027, bổ sung 250.000 thùng dầu mỗi ngày vào sản lượng hiện có. Tập đoàn này cũng vừa phê duyệt dự án mới trị giá 7 tỷ USD, công suất 180.000 thùng dầu/ngày để đi vào hoạt động trong năm 2029.

Không gì 'phất' nhanh bằng múc dầu lên bán – GDP của quốc gia có dân số bằng 1/10 Hà Nội tăng đều trên 30%/năm, sắp thành nước giàu nhất Nam Mỹ nhờ 'vàng đen' - Ảnh 2

Với đà này, sản lượng dầu mỏ của Guyana dự báo sẽ vượt 1,5 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2030, được quốc gia thuộc địa cũ của Anh này thành nhà sản xuất lớn thứ 2 ở Nam Mỹ , sau Brazil và lớn thứ 14 toàn cầu.

Sản lượng tăng nhanh mang lại vận may kinh tế cho một quốc gia từng được đánh giá là tồi tệ nhất ở Nam Mỹ . Theo S&P Global, Guyana sẽ nằm trong số 15 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào giữa những năm 2030 với ngành xuất khẩu dầu mỏ chiếm 90% GDP vào cuối thập kỷ này.

Vì những lý do này, IMF kỳ vọng nền kinh tế Guyana sẽ tăng trưởng ở mức đáng kinh ngạc 33,9% trong năm 2024 và sau đó là 18,7% năm 2025. Trước đó vào năm 2023, mức tăng trưởng ghi nhận là 33%, GDP đạt 17 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 21.470 USD. Điều này giúp Guyana thành quốc gia tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới.

Từ một trong những nền kinh tế nhỏ nhất Nam Mỹ , Guyana kết thúc năm 2023 với tư cách là quốc gia giàu thứ 2 khu vực tính theo thu nhập bình quân đầu người, chỉ sau Uruguay. Mức tăng trưởng dự kiến 33,9% năm 2024 sẽ đưa Guyana thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Nếu mục tiêu này đạt được, GDP của quốc gia này sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 21 tỷ USD, tương đương thu nhập bình quân đầu người đạt 26.590 USD. Khi đó, thu nhập bình quân đầu người của họ sẽ vượt Uruguay.

IMF dự đoán GDP của Guyana có thể đạt 31 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Guyana, tên chính thức Cộng hòa Hợp tác Guyana, là quốc gia duy nhất thuộc Khối thịnh vượng chung Anh nằm trên lục địa Nam Mỹ . Nước này ở phía bắc xích đạo trong vùng nhiệt đới và nằm trên Đại Tây Dương. Guyana có biên giới phía đông với Suriname, phía nam và tây nam với Brasil và phía tây với Venezuela. Guyana là nước duy nhất tại Nam Mỹ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và là một trong hai nước còn lại trên lục địa châu Mỹ vẫn áp dụng giao thông bên trái .

Guyana là một từ Amerindian có nghĩa "Vùng đất nhiều nước". Nước này có đặc trưng là những khu rừng nhiệt đới rộng lớn bị chia cắt bởi nhiều con sông, lạch và thác nước, nổi tiếng nhất là Thác Kaieteur trên Sông Potaro.

Nước này có diện tích 214.970 km2 - hạng 85 thế giới, dân số xấp xỉ 800.000 người - bằng khoảng 1/10 so với thủ đô Hà Nội (8,2 triệu người, tính đến tháng 2/2022), GDP năm 2021 đạt hơn 18,3 tỷ USD.

Tin mới

Sau iPhone Lock, tới lượt iPad Lock xuất hiện tại Việt Nam: Đến con buôn cũng bị đánh lừa!
7 giờ trước
Từ nay, người dùng cần thêm một bước kiểm tra khi mua iPad trên thị trường xách tay.
Tesla Cybertruck mắc kẹt trong hồ nước nhỏ, Elon Musk 'mất điểm' vì tuyên bố ảo
6 giờ trước
Đây không phải là lần đầu tiên Cybertruck gặp rắc rối khi tiếp xúc với nước. Chiếc xe này đã từng bị hỏng khi lái qua vũng nước, bị kẹt khi cố gắng lội sông và thậm chí gặp sự cố khi đi rửa xe.
Mua bán điện trực tiếp được thực hiện như thế nào?
5 giờ trước
Theo ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương, mua bán điện trực tiếp là cơ chế mới nên dự kiến sẽ có những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Vì thế, Bộ Công thương sẽ chủ động dự báo tình hình, đề ra giải pháp tháo gỡ.
Chiếc smartphone đình đám của Samsung giảm khủng 12 triệu đồng, sở hữu hiệu năng không kém cạnh iPhone 14
5 giờ trước
Galaxy Z Flip5 đang được đại xả kho với giá bán hấp dẫn để dọn đường cho Galaxy Z Flip6.
Xuất khẩu “nữ hoàng trái cây” mang về 1,5 tỷ USD
4 giờ trước
Nửa đầu năm, sầu riêng được coi là “nữ hoàng trái cây” với giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm 40% tổng kim ngạch, tương đương 1,5 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Lắp đặt điều hoà sát trần nhà có sao không? Thì ra bấy lâu nay rất nhiều người hiểu sai
3 giờ trước
Vị trí lắp đặt điều hoà cũng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thiết bị.
Hàng loạt mẫu xe hơi ăn khách âm thầm rút khỏi thị trường Việt Nam, vì sao?
2 giờ trước
Nguyên nhân được các cửa hàng ô tô giải thích là do các dòng xe này có mẫu mã không đẹp, giá bán cao, sức cạnh tranh yếu so với các đối thủ cùng phân khúc
Toyota khẳng định không còn sai phạm sau khi vướng nhiều bê bối gian lận, hứa nộp phạt đủ và không tái phạm
18 phút trước
Vào đầu tháng 7 này, thương hiệu Nhật cho biết đã chính thức hoàn thành điều tra công đoạn chứng nhận chất lượng và an toàn các dòng sản phẩm nội địa Nhật trong vòng 10 năm qua.
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu tiến gần mốc 1.000 USD
13 giờ trước
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2024, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Brunei đạt 959 USD/tấn.