Không lên tuyến đầu chống dịch, phải vững vàng ổn định hậu phươngicon

Ngay khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều doanh nghiệp đã kích hoạt các biện pháp khẩn cấp để chống dịch và đảm bảo sản xuất.

Ngay khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều doanh nghiệp đã kích hoạt các biện pháp khẩn cấp để chống dịch và đảm bảo sản xuất.

 

Ai cũng bị ảnh hưởng, phải cùng chung tay

Hiện nay, Việt Nam đang căng mình phòng chống dịch bệnh Covid-19. Những biện pháp kiểm soát mạnh đã được triển khai ở các tỉnh phía Nam và cả Hà Nội.

Ông Nguyễn Hữu Tuất, CEO của NextPay, chia sẻ: “Tôi cũng rất căng thẳng, lo lắng, áp lực vì có cả nghìn cán bộ nhân viên trên toàn quốc đang ảnh hưởng nặng nề. Bao nhiêu công sức phát triển thị trường mấy năm qua có thể mất, nhưng tôi vẫn luôn động viên anh chị em lấy an toàn sức khoẻ là số một, lạc quan và nỗ lực hơn để không trở thành gánh nặng, không làm tiền tuyến thì làm hậu phương ổn định cho gia đình và xã hội.

Cuối cùng chúng ta sẽ vượt qua và chúng ta rồi sẽ ổn thôi, với điều kiện phải tồn tại, cả con người và doanh nghiệp.”

Không lên tuyến đầu chống dịch, phải vững vàng ổn định hậu phương
Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Ảnh: Phạm Hải

Ông Nguyễn Hữu Tuất cho rằng: Chắc chắn chúng ta không thể đòi hỏi một sự "bình thường" trong điều kiện "không bình thường", nên hy vọng mỗi người chịu khó một tí, nhẫn nhịn một tí, thương yêu một tí, giúp sức một tí để cùng nhau vượt qua đại dịch và cố gắng giảm thiệt hại nhất, đặc biệt là về sức khỏe.

Ngay khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều doanh nghiệp đã kích hoạt các biện pháp ứng phó khẩn cấp để đảm bảo sản xuất.

Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã xây dựng các phương án để đảm bảo mục tiêu kép: không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc (A1), EVN tiếp tục duy trì cách ly tại nơi làm việc đối với lực lượng trực vận hành (đã thực hiện từ đầu tháng 5/2021 đến nay). Các bộ phận khác được chuyển sang làm việc gián tiếp, online tại nhà và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.

“Đối với người lao động trực tiếp sản xuất, tiếp tục thực hiện phương án để cán bộ nhân viên vận hành, sửa chữa nghỉ tập trung sau ca làm việc. Cán bộ nhân viên kíp trực mới phải có có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trước mỗi đợt trực tập trung. Những cán bộ nhân viên trong diện này phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi trao đổi; không ra ngoài khu vực cách ly, nơi làm việc; tự theo dõi sức khỏe và nhiệt độ hàng ngày”, lãnh đạo EVNNPT yêu cầu.

Không lên tuyến đầu chống dịch, phải vững vàng ổn định hậu phương
Hàng nghìn phương tiện ùn tắc ở khu vực cầu Phù Đổng. Ảnh: Đoàn Bổng

Khơi thông chuỗi cung ứng hàng hoá

Việc áp dụng giãn cách tại Hà Nội cũng khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Đức Lai, Giám đốc Công ty Cổ phần Trà Hoàng Long (Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội) không khỏi lo lắng khi việc xuất bán sản phẩm cũng như nhập nguyên liệu sản xuất đều bị ảnh hưởng.

Theo kế hoạch, ngày 25/7, công ty này phải xuất 3 container hàng cho đối tác Đài Loan thông qua cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, do Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 nên xe container từ Hải Phòng không được phép vào lấy hàng. Chúng tôi đã gửi email để đăng ký luồng xanh với Sở GTVT Hà Nội và chờ hồi  âm. 

Ngay cả đầu vào sản xuất của Trà Hoàng Long cũng bị ảnh hưởng khi không vận chuyển được chè nguyên liệu và nước đóng chai từ nhà máy tại Hà Giang về Hà Nội do bị chặn tại chốt kiểm dịch cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong khi đó, Trà Hoàng Long là 1 trong 10 doanh nghiệp đang bao tiêu đầu ra cho vùng trồng hoa nhài 700 ha tại Phù Lỗ với sản lượng bình quân mỗi ngày 10 tấn (hoa nhài dùng để ướp trà xuất khẩu).

Ông Lai phân trần: “Công ty tôi ở ngoại thành, không phải nội thành nên hoàn toàn có thể ưu tiên đi luồng xanh được. Chúng tôi vẫn chấp hành 5K của Bộ Y tế, lái xe có giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực”.

Lãnh đạo một DN khác ở Đông Anh (Hà Nội) chia sẻ: "Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội nên chúng tôi cho người lao động nghỉ luân phiên. Nhiều tỉnh cũng không cho hàng lưu thông vào".

Đại diện Hiệp hội phân bón Việt Nam cũng cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón như Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình... đang tìm mọi cách để lưu thông hàng hoá, tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất.

Còn các doanh nghiệp dệt may trong cao điểm làm đơn hàng phục vụ xuất khẩu cũng tính các giải pháp để đảm bảo chuỗi sản xuất

Nhiều ý kiến cho rằng với những cung đường liên tỉnh, Hà Nội có thể mở các tuyến đường để cho xe lưu thông hàng hóa với những yêu cầu phòng chống dịch nghiêm ngặt. Kinh nghiệm Quảng Ninh từng áp dụng cho thấy, khi lái xe đi vào vùng có dịch thì có cung đường quản lý, bắt buộc đeo đồ bảo hộ, không được ra khỏi xe. Thậm chí, đi vệ sinh cũng phải có dụng cụ ở trên xe. Bên trong nhà máy cũng phải đáp ứng một quy trình an toàn khi sản xuất, vận chuyển hàng hóa ra xe. Điều này sẽ góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cũng như đầu ra cho các nhà máy được đảm bảo.

Hà Duy

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
53 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
2 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
3 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
3 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
2 ngày trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 ngày trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
2 ngày trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
3 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.