Không muốn vợ đẹp mặc váy ngắn phải cúi xuống khoá xe máy, "ông Tây" tạo ra khoá chống trộm Lock Cuff đã chốt deal 2 tỷ với Shark Phú

17/05/2021 14:35
"Tôi không muốn vợ tôi mặc váy ngắn với đôi chân rất đẹp phải cúi xuống để tháo khoá, tôi nghĩ là nó không lịch sự đâu", Robert nói về bắt đầu ý tưởng tạo ra chiếc khoá Lock Cuff.

Phần tiếp theo của tập 3 đón chào startup đặc biệt - "ông Tây" Robert Thorwath – CEO, Founder Lock Cuff, một người rất yêu Việt Nam và đã sống tại Việt Nam 6 năm. Ông đến Shark Tank để giới thiệu một loại khóa chống trộm xe máy được kết hợp giữa còng tay với một cái khóa. Công dụng của nó là khóa chặt dây phanh và tay ga với nhau, cho dù có cắt dây phanh, xe cũng không chạy được vì không thể vặn tay ga. Ngoài ra, người dùng có thể yên tâm khóa mũ bảo hiểm vào khóa này vì nếu không có chìa sẽ không gỡ mũ ra được.

Chiếc khóa này giúp người dùng không bị bẩn tay và chị em phụ nữ không bị bất tiện mỗi khi mặc váy ngắn lại phải cúi xuống mở khóa như các loại khóa khác. Dù mới được đưa ra thị trường từ ngày 3/3/2021 nhưng 500 chiếc khóa được Lock Cuff sản xuất ra đã bán hết hàng với giá 275.000Đ/chiếc.

Ông Robert không chia sẻ về biên lợi nhuận nhưng cho biết: "giá bán cao hơn giá sản xuất rất nhiều".

Không muốn vợ đẹp mặc váy ngắn phải cúi xuống khoá xe máy, ông Tây tạo ra khoá chống trộm Lock Cuff đã chốt deal 2 tỷ với Shark Phú - Ảnh 1.

Chia sẻ thêm về khóa chống trộm, Robert cho biết sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế. Chiếc khóa chống trộm này rất thân thiện với môi trường. Nó được đựng trong một cái túi xanh, có thể tự phân hủy hoàn toàn. Quá trình sản xuất không sử dụng hạt nhựa cũng như túi nilon. Toàn bộ nguyên vật liệu, từ miếng lót cao su đến những kim loại chính của chiếc khóa đều được sản xuất tại Hà Nội và đều có thể tái chế 100%. Việc cắt laser và việc sản xuất miếng nhựa đều được làm tại Việt Nam.

"Có một điều mà tôi có thể nói rất tự hào, đó là tôi yêu Việt Nam, Vợ và con tôi đều là người Việt nên tôi sẽ không sản xuất nó ở một quốc gia nào khác Việt Nam" – Robert Thorwath khẳng định.

Nhận thấy sự hấp dẫn của sản phẩm mà startup lại chưa đề nghị gọi vốn, Shark Phú đưa ra thế mạnh của mình với nhà xưởng, máy móc, hệ thống bán hàng sẵn có và hỏi Robert: "Anh cần tôi đầu tư bao nhiêu nếu tôi có thể hỗ trợ anh mọi thứ?".

Nhà sáng lập Lock Cuff cho biết mình chưa từng nghĩ về điều này. Mục tiêu của ông khi đến với Shark Tank là tìm một người có thể sản xuất chiếc khóa này. Nhưng vì biết Shark Phú đã có sẵn máy móc, ông đề nghị 2 tỷ cho 10% cổ phần.

Shark Phú đề nghị đầu tư 2 tỷ cho 30% cổ phần và thuyết phục: "Anh có những thứ khác, cũng giống như tôi có toàn bộ nhà máy để làm cho anh. Tôi có hệ thống bán hàng và tất cả những người có thể quản lý các loại chi phí có thể cần trong tương lai". Shark Phú khẳng định thêm "Nếu chúng ta hợp tác, anh không cần đầu tư gì cả".

Bị thu hút bởi tiềm năng của sản phẩm, Shark Bình cũng "tham chiến" bằng thế mạnh của mình. Shark phân tích cái mà Robert cần lúc này là bán hàng và tiếp thị sao cho hiệu quả nhất, mà đó chính là thương mại điện tử. Shark Bình khẳng định có thể giúp Robert bán hàng trên toàn Việt Nam và cả Đông Nam Á. Do đó, Shark đề nghị đầu tư 100.000 USD và nhận 2 USD phí nhượng quyền trên các sản phẩm bán ra cho đến khi thu được lợi nhuận là 1 triệu USD. Sau đó, mỗi sản phẩm bán được Shark sẽ thu 0,5 USD. Ngoài ra, Shark Bình có thể quẹt thẻ đặt cọc 10% ngay lập tức. "Khi hợp tác cùng nhau, chúng ta sẽ trở thành triệu phú" – Shark Bình hứa hẹn.

Đi khắp Hà Nội để xem ai có thể sản xuất mô hình này được không

Trả lời câu hỏi của Shark Liên vì sao chọn Việt Nam làm nơi lập nghiệp, Robert chia sẻ câu chuyện buồn của đời ông: "Ta không chọn tình yêu mà tình yêu sẽ chọn ta", Robert mở đầu câu chuyện. Bố mẹ mất sớm, hai em gái cũng mất sớm, ông đã làm tình nguyện viên ở Campuchia rồi sau đó qua Việt Nam và quen với một cô gái thông qua mạng xã hội. Họ đã lên kế hoạch cưới nhau. Trước khi cưới, trong lần đi chùa Tam Cốc (Ninh Bình), người yêu của Robert đã bị suy tim trên đường leo xuống. "Cô ấy mất ngay trên tay tôi", Robert chia sẻ.

"Tôi đã rất bối rối, tất cả người thân của tôi đều mất đi, tôi phải làm gì với cuộc đời mình đây", Robert xúc động. "Tôi đã tạo ra cái này, tôi là người rất thích sáng tạo, luôn suy nghĩ để sáng tạo. Đây là thứ tôi rất yêu quý, tôi đã bỏ ra 4 năm với nó. Tôi bắt đầu làm nó từ vỏ lon bia. Tôi có ý tưởng trong đầu, rồi tôi vẽ ra thành một bức tranh. Sau đó tôi lấy mô hình này đi in 3D để làm khuôn và mô hình. Tôi đi khắp Hà Nội để xem ai có thể sản xuất cho tôi cái mô hình này được không? Có một nhà sản xuất khoá lớn trên thế giới đã tiếp cận tôi, nhưng họ ở New Zealand nên tôi nói không. Nó sinh ra ở Hà Nội nên nó sẽ ở Việt Nam thôi", Robert chia sẻ về tình yêu với Việt Nam.

"Tôi không muốn vợ tôi mặc váy ngắn với đôi chân rất đẹp phải cúi xuống để tháo khoá, tôi nghĩ là nó không lịch sự đâu. Ở Việt Nam, sắc đẹp nằm trong cách nhìn của mỗi người. Với tôi, vợ tôi rất đẹp. Vợ tôi hay mặc váy ngắn, Tôi biết là khi cô ấy cúi xuống sẽ có nhiều người nhìn cô ấy", Robert nói về bắt đầu ý tưởng tạo ra chiếc khoá Lock Cuff.

Ấn tượng với việc Robert để ý chi tiết đến phụ nữ, Shark Liên đồng ý đề nghị 2 tỷ đồng cho 10% cổ phần, không có bất kỳ điều kiện gì cả. Shark Liên thuyết phục thêm rằng tiếng nói, thương hiệu của Shark sẽ giúp khóa chống trộm Lock Cuff được nhiều phụ nữ sử dụng.

Quyết không bỏ lỡ startup, Shark Bình nhắc lại đề nghị đầu tư 100.000 USD lấy 0% cổ phần nhưng chia sẻ lợi nhuận như một đối tác. Shark Bình nhấn mạnh rằng: "Điều quan trọng, tôi sẽ đặt cọc 10% ngay bây giờ. Tôi là Shark duy nhất có hệ sinh thái thương mại điện tử".

Lo ngại về việc phát triển mô hình kinh doanh bởi Chính phủ không khuyến khích phát triển xe máy, Shark Việt không đầu tư. Shark Hưng cũng từ chối đầu tư vì không có lợi thế hỗ trợ.

Lúc này, Shark Phú nhắn nhủ CEO Lock Cuff: "Hãy chú ý, sau lưng chúng ta có một hệ thống rất lớn từ xưởng tới 2.000 nhân công, máy móc và thiết bị. Mọi máy móc, mẫu, phương pháp có thể phát triển cái này cho anh dễ dàng".

Không muốn vợ đẹp mặc váy ngắn phải cúi xuống khoá xe máy, ông Tây tạo ra khoá chống trộm Lock Cuff đã chốt deal 2 tỷ với Shark Phú - Ảnh 2.

Dù hứng thú với thế mạnh về thương mại điện tử của Shark Bình nhưng cuối cùng Robert đã chọn Shark Phú và giải thích "Với tôi điều quan trọng nhất vẫn là nhà máy. Tôi đi cùng Shark Phú bởi vì vấn đề này cần phải được tháo bỏ và tôi sẽ được hỗ trợ bởi một nhà máy từ bên trong".

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
56 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
39 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
52 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.