Không ngại đầu tư cho công nghệ, tại sao chuyển đổi số ở SMEs vẫn bế tắc?

18/04/2019 11:28
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đã đầu tư cho công nghệ nhưng chưa phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình.

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á của ADB, tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có khoảng nửa triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp gần 50% GDP.

Khảo sát ASEAN SMEs Transformation của công ty kiểm toán EY cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 90% nền kinh tế Việt Nam và sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động.

EY đã khảo sát 1.235 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp khu vực ASEAN-6 bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam về cách thức định vị bản thân doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khu vực đang phát triển. 

Cũng theo khảo sát, khoảng 60% số doanh nghiệp được hỏi muốn đầu tư vào các giải pháp công nghệ để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. 78% các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEAN được khảo sát cho biết họ rất muốn đầu tư vào phần mềm và dịch vụ, trong khi chỉ có 65% ưu tiên đầu tư vào phần cứng và cơ sở hạ tầng. 

Không ngại đầu tư cho công nghệ, tại sao chuyển đổi số ở SMEs vẫn bế tắc? - Ảnh 1.

Báo cáo Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Cisco cho thấy: các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),…

Ông Lawrence Loh, giám đốc kinh doanh ngân hàng UOB nhận xét: "Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay không tối ưu hóa được các khoản mà họ đã chi cho công nghệ".

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ít biết đến các khả năng của Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và vẫn ưa thích các ứng dụng thông thường tại chỗ. SaaS là các chương trình đám mây mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể truy cập từ máy chủ từ xa thay vì cài đặt trực tiếp trên máy tính. Các chương trình như vậy thường được sử dụng cho mục đích quản lý nguồn nhân lực, biên chế và quản lý duy trì khách hàng.

Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).

Báo cáo cho rằng, trên thực tế, để tối ưu hóa hoàn toàn chi tiêu công nghệ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải cân đối các khoản đầu tư cho công nghệ với khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp chỉ nên chi cho các phần mềm phân tích dữ liệu và truyền thông xã hội để hỗ trợ tiếp thị nếu họ có ý định quảng cáo rất nhiều. Và họ cũng cần phải có đội ngũ nhân viên kỹ thuật có khả năng vận hành được công nghệ mà họ đã đầu tư. Nếu không thì khoản đầu tư của họ sẽ chỉ đổi lại một mớ sắt vụn.

Để giúp đẩy nhanh tiến trình số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải liên tục đánh giá mức độ phát triển của họ trên các khía cạnh kinh doanh, ưu tiên những sáng kiến chủ chốt để thu hẹp khoảng cách phát chuyển đổi số với doanh nghiệp lớn.

Tiếp theo là cần xác định các nhân tố kỹ thuật số hàng đầu trong doanh nghiệp và sớm đưa vào quy trình chuyển đổi. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tận dụng những nhân tố này làm chất xúc tác cho văn hóa thay đổi bằng cách khuyến khích hợp tác, chia sẻ các câu chuyện thành công và chấp nhận những rủi ro được tính toán trước.

Cuối cùng là tìm kiếm một đối tác tin cậy. Các doanh nghiệp nên tìm kiếm một đối tác công nghệ giàu kinh nghiệm, mang đến dịch vụ tư vấn và quản lý dự án bên cạnh các hiểu biết về công nghệ.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
6 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.