Không ngoài dự tính, lợi nhuận 9 tháng của VNG Corporation chưa bằng phân nửa cùng kỳ

06/11/2018 08:40
Có thể thấy rằng, tình hình kinh doanh từ đầu năm đến nay đúng với dự đoán của VNG, khi bất ngờ bước sang năm 2018 Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận sụt giảm 41%.

CTCP VNG (VNG) vừa công bố BCTC quý 3/2018 với hơn 1.095 tỷ doanh thu, tăng so với mức 1.076 tỷ cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tương ứng tăng tương đối lên 610 tỷ đồng, tuy nhiên biên lợi nhuận gộp gần như đi ngang tại mức 55%.

Mặt khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đồng thuận tăng, đi cùng khoản lỗ trong công ty liên kết tăng đáng kể khiến lợi nhuận sau thuế VNG giảm về mức 147 tỷ đồng, tức giảm hơn 38% về mức 147 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận mức doanh thu hơn 3.161 tỷ, lợi nhuận gộp 1.783 tỷ, giảm so với thực hiện 9 tháng năm ngoái.

Về mảng tài chính, doanh thu có tăng từ 90 lên 115 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc thu tiền lãi (từ 81 tỷ lên 107 tỷ đồng), song chi phí tài chính tăng mạnh. Chưa kể, việc đầu tư vào công ty liên kết không mấy khả quan khi khoản thua lỗ tăng hơn 2 lần lên 151 tỷ đồng. Cộng với chi phí bán hàng tăng 72% lên 853 tỷ và quản lý tăng lên 382 tỷ đồng, khiến lợi nhuận ròng lũy kế VNG giảm mạnh chỉ còn 391 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với con số 820 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017.

Không ngoài dự tính, lợi nhuận 9 tháng của VNG Corporation chưa bằng phân nửa cùng kỳ - Ảnh 1.

BCTC VNG.

Có thể thấy rằng, tình hình kinh doanh từ đầu năm đến nay đúng với dự đoán của VNG, khi bất ngờ bước sang năm 2018 Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận sụt giảm 41%. Chi tiết, năm 2018 VNG tiếp tục đặt mục tiêu doanh thu tăng 17% lên 5.006 tỷ đồng. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận lại giảm đến 41,5% xuống 549 tỷ đồng - tương đương với lợi nhuận của năm 2016. Công ty không đưa ra các thông tin cụ thể dẫn đến việc đặt kế hoạch lợi nhuận giảm mạnh. Cùng với đó, VNG vẫn đang theo đuổi chính sách không chia cổ tức đã duy trì trong suốt nhiều năm qua. Tính đến ngày 30/9/2018, tổng lợi nhuận chưa phân phối Công ty tăng từ 4.622 tỷ lên 5.013 tỷ đồng, Công ty từng cho biết khoản lợi nhuận giữ lại sẽ được dùng để tái đầu tư vào các lĩnh vực ví điện tử, phát triển sản phẩm di động, thương mại điện tử…

Liên quan đến chiến lược phát triển mảng thương mại điện tử, đầu năm 2017 VNG chính thức rót vốn vào Tiki, đến cuối quý 3 tỷ lệ nắm giữ đang là 28,88% vốn. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh tại Tiki đang thua lỗ, khi kết thúc nửa đầu năm nay, khoản lỗ của Tiki ghi nhận vào kết quả kinh doanh của VNG là 102 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Hiện, Tiki đang ghi nhận lỗ lũy kế gần 308 tỷ đồng đến cuối năm 2016. Nếu tính thêm khoản lỗ 282 tỷ trong báo cáo thường niên năm 2017, lỗ lũy kế của trang thương mại điện tử này đã lên tới gần 600 tỷ đồng sau 7 năm đi vào hoạt động.

Mặc dù vậy, thực tế Tiki không phải đơn vị duy nhất trong phân khúc thương mại điện tử chịu cảnh liên tục thua lỗ. Giới phân tích cho rằng, khác với những doanh nghiệp thông thường, bản thân những startup như Tiki không dựa vào lợi nhuận để định giá. Trong một thị trường có tốc độ tăng trưởng 2 chữ số như thương mại điện tử, thị phần, doanh số bán hàng, giá trị mua trên mỗi khách hàng và tỷ lệ khách hàng quay lại mới là những yếu tố chính.

Cũng theo Financial Times, Tiki có tổng giá trị hàng hóa bán hàng năm - một chỉ số mà các trang web thương mại điện tử đo lường doanh thu, vào khoảng 240 triệu USD và phân phối hàng hóa trên khắp Việt Nam.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
6 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
5 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
4 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
4 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
3 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.