Không phải "bom nợ" Evergrande, có một cuộc khủng hoảng khác, bắt nguồn từ châu Âu và sắp lan ra toàn cầu: "Kẻ thù" vô hình

28/09/2021 07:17
Mùa đông này, thế giới sẽ phải chiến đấu với thứ gì đó vô hình nhưng đã trở nên không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.

Các quốc gia đang phụ thuộc hơn bao giờ hết vào khí đốt tự nhiên để sưởi ấm nhà cửa hay làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp điện, nhất là khi các nước đang nỗ lực loại bỏ than đá và tăng cường tìm kiếm các loại năng lượng sạch hơn. Tuy nhiên, không có đủ khí đốt để cung cấp cho quá trình phục hồi sau đại dịch cũng như bổ sung vào nguồn dự trữ, vốn đã cạn kiệt trước những tháng lạnh giá.

Các quốc gia đang cố gắng trả giá cao hơn nhau nhằm có được nguồn cung lượng khí đốt tự nhiên, nhất là khi các nhà xuất khẩu như Nga chuyển sang tích trữ khí nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng này sẽ thực sự bùng nổ khi nhiệt độ giảm xuống.

Vấn đề ở châu Âu sẽ gây khó khăn cho phần còn lại của thế giới. Thiếu điện vào mùa đông, châu Âu sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất điện hay buộc các nhà máy phải đóng cửa. Trong khi đó, lượng khí dự trữ ở các nước châu Âu thường thấp kỷ lục vào thời điểm này trong năm.

Không phải bom nợ Evergrande, có một cuộc khủng hoảng khác, bắt nguồn từ châu Âu và sắp lan ra toàn cầu: Kẻ thù vô hình - Ảnh 1.

Giá khí tự nhiên tăng đột biến ở châu Âu.

Dòng khí từ Nga và Na Uy đang bị hạn chế. Điều đó thực sự đáng lo ngại khi thời tiết dịu hơn làm giảm sản lượng điện gió. Trong khi đó, các nhà máy điện hạt nhân già cỗi ở châu Âu đang bị loại bỏ dần hoặc dễ xảy ra tình trạng ngưng hoạt động hơn. Điều này khiến khí đốt trở nên cần thiết hơn. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi giá khí đốt ở châu Âu đã tăng gần 500% trong năm qua và đang giao dịch gần ngưỡng kỷ lục.

Mức tăng đột biến đã buộc một số nhà sản xuất phân bón ở châu Âu cắt giảm sản lượng, đe dọa làm tăng chi phí sản xuất của nông dân và có khả năng làm gia tăng lạm phát lương thực toàn cầu. Ở Anh, giá năng lượng cao đã buộc một số nhà cung cấp phải ngừng kinh doanh.

Ngay cả với một mùa đông lạnh "bình thường" ở bắc bán cầu, nó cũng đủ đẩy giá khí đốt tăng trên khắp thế giới. Tại Trung Quốc, nơi khí đốt được dùng trong nhiều ngành công nghiệp từ sản xuất gốm sứ, thủy tinh tới xi măng, giá của nhiên liệu này chắc chắn sẽ tăng lên. Ở bên kia địa cầu, các hộ gia đình ở Brazil sẽ có những hóa đơn tiền điện đắt đỏ. Các nền kinh tế không đủ khả năng cung cấp nhiên liệu, chẳng hạn như Pakistan hoặc Bangladesh, có nguy cơ bị đình trệ trên diện rộng.

Trớ trêu thay, các nhà hoạch định chính sách và giới công nghiệp chỉ còn cách duy nhất là cầu mong nhiệt độ không quá khắc nghiệt trong mùa đông này. Hiện tại, đã quá muộn để tăng nguồn cung. Viễn cảnh chi phí năng lượng tăng nhanh, cùng với chuỗi cung ứng bị siết chặt và giá thực phẩm tăng cao nhất nhiều thập kỷ có thể khiến các ngân hàng trung ương phải tự hỏi rằng sự gia tăng lạm phát liệu có phải nhất thời như họ dự báo.

Không phải bom nợ Evergrande, có một cuộc khủng hoảng khác, bắt nguồn từ châu Âu và sắp lan ra toàn cầu: Kẻ thù vô hình - Ảnh 2.

"Nếu mùa đông thực sự lạnh, mối quan ngại của chúng tôi là không có đủ khí đốt để sưởi ấm các vùng ở châu Âu. Đó không chỉ là một cuộc suy thoái, nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người", Amos Hochstein, cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết.

Tại châu Á, các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng đang phải trả mức giá cao kỷ lục để được đảm bảo nguồn cung. Một số khác lựa chọn các nhiên liệu ô nhiễm hơn như than và dầu để sưởi khi họ không có đủ khí đốt. Điều này có thể làm suy yếu nỗ lực của các chính phủ nhằm đạt được những mục tiêu xanh đầy tham vọng.

Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc, nhà mua khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, đã không lấp đầy các kho dự trữ đủ nhanh mặc dù nhập khẩu gần như gấp đôi năm ngoái. Tình trạng thiếu điện khiến một số địa phương ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chọn cách phân phối nguồn cung cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề khác, chẳng hạn như điện chiếu sáng hay sưởi ấm cho các căn hộ.

Nếu các nhà máy ở Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trên diện rộng, giá thép và nhôm toàn cầu sẽ tăng vọt. Tệ hơn nữa, đất nước này cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu than.

Không phải bom nợ Evergrande, có một cuộc khủng hoảng khác, bắt nguồn từ châu Âu và sắp lan ra toàn cầu: Kẻ thù vô hình - Ảnh 3.

Điện khí ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trên quy mô toàn cầu.

Trong khi đó, các dịch vụ tiện ích ở Nhật Bản và Hàn Quốc phần lớn được bảo vệ bởi các hợp đồng mua khí hóa lỏng dài hạn có liên quan tới dầu mỏ. Tuy nhiên, Công ty Điện lực Hàn Quốc ngày 23/9 cho biết họ sẽ tăng giá điện lần đầu tiên sau gần 8 năm giữ giá. Một đợt lạnh đột ngột có thể buộc nhiều công ty điện lực lao vào thị trường khí hóa lỏng giao ngay để có nguồn cung khẩn cấp bất chấp giá cao kỷ lục. Điều này từng xảy ra vào mùa đông năm ngoái.

Chi phí giá nhiên liệu đang gây ra cuộc tranh cãi ở Pakistan, lượng nước thấp kỷ lục trên sông Parana ở Brazil khiến quốc gia này phụ thuộc nhiều hơn vào nhiệt điện. Brazil đã nhập khẩu khí đốt nhiều nhất lịch sử trong tháng 7 vừa qua và cùng với đó, hóa đơn tiền điện tăng lên….

Thế giới bây giờ là cuộc tranh đấu nguồn cung khí đốt toàn diện giữa châu Á và châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ xung quanh các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng từ các nhà xuất khẩu như Qatar, Mỹ, Trinidad and Tobago (một quốc gia nằm ở phía nam Biển Caribe, 11 km ngoài khơi bờ biển Venezuela)….

Saad Al-Kaabi, Bộ trưởng Năng lượng Qatar, đã nói rằng: "Các khách hàng của chúng tôi đều có nhu cầu rất lớn và thật không may, chúng tôi không thể phục vụ tất cả mọi người".

Trong khi đó, ở Mỹ, các nhà khai thác thực sự không muốn gia tăng sản lượng, nhất là khi động thái này có thể kéo tụt lợi nhuận của họ. Trong khi đó, chính bản thân các doanh nghiệp Mỹ cũng yêu cầu giảm lượng khí xuất khẩu, động thái có thể làm trầm trọng hơn sự thiếu hụt trên toàn cầu.

Chúng ta vốn ít quan tâm hơn tới thị trường khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, sản phẩm vô hình này không giống như dầu mỏ, khi mà một quyết định của OPEC có thể gần như ngay lập tức tăng sản lượng. Mùa đông năm nay, thế giới có thể biết bằng mình phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên như thế nào.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.