Khi những lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, Giám đốc điều hành Ngân hàng JPMorgan Jamie Dimon đang theo dõi sát sao điều đã thực sự tác động lên thị trường: sự thắt chặt tiền tệ chưa có tiền lệ của Cục Dự trữ Liên bang My (Fed) và ảnh hưởng của nó đối với thị trường.
Trong lá thư thường niên gửi các cổ đông, được công bố vào hôm 5/4, Dimon đã lên tiếng cảnh báo khi thảo luận về những quyết định lớn của Fed. Và ông đã đưa ra một tình huống xấu nhất, điều khiến ngân hàng trung ương phải can thiệp vào thị trường và buộc họ phải đưa ra các biện pháp quyết liệt.
Cơ sở cho những lo ngại của Dimon là một kẻ thù thị trường quen thuộc thị trường: lạm phát. Mặc dù giới đầu tư có vẻ như đã lãng quên lạm phát và bị chi phối bởi những biến động địa chính trị gia tăng gần đây nhưng thực tế, Dimon coi đây là rủi ro lớn nhất cho thị trường hiện nay và một trong những điều này có thể gây ra sự hỗn loạn nếu không được kiểm soát.
Dimon viết trong bức thư: "Chúng ta phải đối mặt với khả năng tại một thời điểm nào đó, Fed và các ngân hàng trung ương khác có thể phải hành động quyết liệt hơn họ từng dự đoán - phản ứng với thị trường, chứ không phải là hướng dẫn thị trường. Một kịch bản đơn giản mà theo đó, điều này có thể xảy ra là nếu lạm phát và tiền lương tăng nhiều hơn những gì mọi người mong đợi. Tôi tin rằng nhiều người đánh giá thấp khả năng lạm phát và tiền lương sẽ tăng lên cao hơn".
Về mức độ nhạy cảm của các cổ phiếu với dấu hiệu tăng lạm phát, bạn hãy nhìn vào các phản ứng tiêu cực ngay lập tức sau khi lạm phát tăng cao hơn kỳ vọng vào tháng 1. Sau đó, trong tháng hai, cổ phiếu đã tăng điểm sau khi một báo cáo rằng lương tăng chậm hơn - tất cả bởi vì nó cho thấy lạm phát đang được kiểm soát.
Lời bình luận của Dimon là một sự ủng hộ với những ý kiến của Daniel Pinto, người đứng đầu ngân hàng đầu tư của JPMorgan Chase. Trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider, Pinto cho biết hành động của Fed và những tác động đến đến thị trường có thể khiến cổ phiếu sụt giảm từ 30% đến 40% trong vài năm tới.
Vậy tình hình thị trường hiện nay như thế nào so với thời điểm gần đây nhất mà cổ phiếu phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng? Dimon cũng nêu ra điều này trong bức thư của mình, và chia ra 7 khác biệt chính, mà các nhà đầu tư sẽ cần phải theo dõi sát sao:
Sự trỗi dậy của đầu tư thụ động - "Tiền hơn nhiều so với trước đây (khoảng 9.000 tỷ USD tài sản, chiếm khoảng 30% tổng tài sản dài hạn của quỹ tương hỗ) được quản lý thụ động trong các quỹ chỉ số hoặc ETF... sẽ là điều hợp lý để lo lắng về những gì sẽ xảy ra nếu các quỹ này trải qua những đợt thanh lý quỹ lớn”.
Hiện tại, hệ thống tài chính ngày càng xảy ra nhiều hiện tượng tương quan thuận - "Tài sản đã điều chỉnh rủi ro sẽ tăng lên cùng với các yêu cầu về thế chấp, điều này quan trọng hơn việc tăng dự phòng cho vay mất vốn".
Thị trường đã bị thu hẹp - "Trong quá khứ, quy mô tổng thể thị trường có thể đã quá cao, hầu như mọi nhà quản lý tài sản đều cho biết rằng hiện tại việc mua và bán chứng khoán ngày một khó khăn hơn, đặc biệt là các chứng khoán có tính thanh khoản thấp hơn".
Các yêu cầu về thanh khoản trở nên cứng nhắc hơn - "Các ngân hàng sẽ không thể sử dụng thanh khoản đó khi họ cần, ví dụ để cho vay hoặc điều tiết thị trường".
Sự phụ thuộc quá nhiều vào các mô hình tài chính
Việc chính trị hóa các chính sách phức tạp - "Không ai có thể tin rằng các chính trị gia nên đặt ra các yêu cầu về vốn và tính thanh khoản, vốn rất phức tạp và chi tiết”.
Không có ngân hàng để giải cứu trong lần này - "Các ngân hàng từng được chính phủ Mỹ trợ giúp trong những năm 2008-2009 phải chịu rất nhiều hạn chế và điều này ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của họ”.