Không phải chiến tranh thương mại hay vỡ nợ, đây mới là rủi ro lớn nhất của Trung Quốc trong mắt các chuyên gia nghiên cứu của chính phủ

27/12/2019 10:49
Một chuyên gia nghiên cứu của Chính phủ Trung Quốc chỉ ra rằng tình trạng quay lưng với các nhà đầu tư nước ngoài mới chính là rủi ro lớn nhất với Bắc Kinh.

Căng thẳng thương mại với Mỹ đã gây áp lực, buộc Trung Quốc phải đáp trả. Tuy nhiên, nếu kéo dài, điều này sẽ làm tổn hại tới chính nền kinh tế Trung Quốc, nhất là khi họ không mở cửa cho nước ngoài. Nhận định này được Zhao Jinping, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Phát triện thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, đưa ra trước một nhóm các phóng viên nước ngoài hôm 26/12.

Những rủi ro và sự không chắc chắn

Zhao nhắc tới một bối cảnh đáng lo ngại về sự bất ổn kinh tế thế giới cũng như lo ngại về sự chia rẽ trong hệ thống công nghệ toàn cầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng chống lại các công ty Trung Quốc cũng gây ra những rủi ro lớn cho sự phát triển của những doanh nghiệp này.

Năm nay, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei và nhiều công ty công nghệ lớn khác vào danh sách đen. Về cơ bản, điều này khiến các công ty Trung Quốc không thể mua hàng từ các nhà cung ứng Mỹ.

Trong môi trường này, các công ty Trung Quốc bị áp lực phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa so với trước kia, Zhang Yuyan, giám đốc và chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Chính sách và Kinh tế toàn cầu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chia sẻ. Ông Zhang cũng cho rằng hướng đầu tư vào Trung quốc có thể thay đổi và thúc đẩy sự phát triển công nghệ của đất nước này.

Một số nhà phân tích từng lưu ý rằng những áp lực từ căng thẳng thương mại với Mỹ có thể giúp Trung Quốc đẩy nhanh những sự thay đổi cần thiết trong việc giảm sự kiểm soát của nhà nước để hướng tới một thị trường tiềm năng và những hệ thống hiệu quả hơn.

Cho phép nhiều công ty nước ngoài tiếp cận thị trường địa phương cũng có thể hữu ích. Cùng với các vấn đề như môi trường và xóa đói giảm nghèo ở các khu vực nông thông, Zhao gọi rủi ro từ hệ thống tài chính là mối quan ngại lớn đối với Trung Quốc.

Sự hiện diện nhiều hơn của các tổ chức nước ngoài trên thị trường tài chính được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp địa phương tuân thủ tốt hơn các tiêu chuẩn quốc tế. Cái gọi là cải cách và mở cửa cũng có thể thu hút thêm vốn vào Trung Quốc. Trong khi đó, hiện vẫn chưa rõ ràng về việc các quỹ rút vốn khỏi Trung Quốc như thế nào.

Chính sách giúp giữ vững sự ổn định

Con số chính thức, nhưng cũng đáng nghi ngờ, cho thấy tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý 3 là 6%. Nó không đạt được như kỳ vọng và cũng ở mức thấp nhất trong mục tiêu tăng trưởng 6 đến 6,5% mà chính quyền nước này đặt ra cho năm nay. Tuy nhiên, 4 nhà kinh tế có mặt trong sự kiện ngày 26/12 đều cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng với tốc độ 6% trong năm tới.

Họ cũng nhấn mạnh rằng năm tới sẽ không thể tồi tệ như năm 2019, đặc biệt là sự không chắc chắn của cuộc chiến thương mại với Mỹ đã được loại bỏ. Họ cũng cho rằng sẽ không có sự thay đổi đáng kể nào trong chính sách của chính phủ.

Hỗ trợ việc làm, đặc biệt là việc làm chất lượng cao, vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu, Liu Shangxi, Chủ tịch Viện Khoa học Tài chính, một viện nghiên cứu thuộc Bộ Tài Chính Trung Quốc, chia sẻ nhận định. Ngoài ra, cắt giảm thuế và phí, một chính sách kích thích đáng kể trong năm 2019, dự kiến vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2020 nhưng sẽ không có sự thay đổi lớn.

Theo Liu ước tính, năm tới, Trung Quốc có thể chỉ cắt giảm thuế và phí ở mức 500 tỷ tệ, thấp hơn đáng kể so với mức 2.000 tỷ tệ (286 tỷ USD), đã thực hiện từ tháng 4 năm nay. Chính sách giảm thuế và phí giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng 0,8 điểm phần trăm trong năm nay.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
9 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
8 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
7 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
10 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
13 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
16 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.