Không phải đánh thuế, đây mới là cách tốt nhất để Mỹ giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc

02/07/2018 09:52
Đáng lẽ Mỹ đã có thể giải quyết tình trạng mất cân bằng này từ nhiều năm trước.

Một nguyên nhân khiến Mỹ và Trung Quốc không thể tìm ra cách thức đàm phán thương mại có thể là bởi người Mỹ không hề nhận ra rằng mình đang đưa ra hai bộ nhu cầu trái ngược nhau.

Về một phía, Mỹ đe doạ áp dụng các lệnh trừng phạt nhắm tới chương trình Made in China 2025 về phát triển công nghệ và đặc biệt nhắm tới Tập đoàn ZTE. Theo điều tra của Bộ Thương Mại, Mỹ, áp dụng thuế quan - khi là 50 tỉ USD, lúc lại là 200 tỉ USD - nhắm tới kế hoạch 2025 nói riêng và để tấn công một loạt các hoạt động công nghiệp của Trung Quốc nói chung. Còn về ZTE, ngoài tập trung vào việc ZTE bán công nghệ của Mỹ cho Iran, cái đích mà Mỹ nhắm đến nhiều hơn là một nghị trình thu mua công nghệ nước ngoài kéo dài hàng chục năm do chính phủ Trung Quốc tạo ra và tài trợ.

Vấn đề của hai động thái này nằm ở chỗ các biện pháp trừng phạt sẽ gia tăng thay vì giảm thiểu khoảng cách thương mại - điều đi ngược lại với mong muốn của Mỹ. Các công ty công nghệ của Mỹ bán rất nhiều sản phẩm bán dẫn và linh kiện cao cấp khác tới Trung Quốc, trong khi Trung Quốc không xuất khẩu nhiều công nghệ thuộc chương trình Made in China 2025. Do đó, vấn đề ở đây là công nghệ của Mỹ được chuyển giao một cách không công bằng.

Ông Trump thường xuyên phàn nàn về thâm hụt thương mại, nhưng chỉ có duy nhất một biện pháp hiệu quả thực sự để giải quyết vấn đề này: đầu tư cho nước Mỹ.

Không phải đánh thuế, đây mới là cách tốt nhất để Mỹ giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc - Ảnh 1.

Thủ phạm đầu tiên gây ra tình trạng Trung Quốc ngày càng có nhiều thặng dư thương mại với Mỹ là các công ty đa quốc gia. Trong những ngày đầu mới phát triển, Trung Quốc đã xây dựng một nhóm khu vực địa lý tách biệt với đại lục nhằm nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm. Những khu vực này đầu tư cho cơ sở hạ tầng và áp dụng mức thuế có lợi cho các công ty nước ngoài. Các công ty phục vụ cho thị trường xuất khẩu được chuyển tới những khu vực này, một phần là do các khu này có nhiều cơ sở vật chất cao cấp.

Đến năm 2004, 4 triệu công nhân (trong gần 800 triệu công nhân trong ngành công nghiệp Trung Quốc) tại 54 đặc khu tạo ra 5% GDP của Trung Quốc và 80 tỉ USD doanh thu xuất khẩu, chiếm 41% tổng doanh thu trong năm đó. Những nhà xuất khẩu này chủ yếu là công ty quốc tế.

Các công ty nước ngoài đã rời hoạt động sản xuất ra khỏi đất nước mình và chuyển tới những khu vực nhỏ và tách biệt này. Những khu vực này sở hữu cơ sở hạ tầng tốt, lao động giá rẻ, mức thuế thấp và tự chủ, cho phép các quan chức địa phương thu tiền hoa hồng từ các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Sự chuyển đổi này đã không diễn ra nếu không có cuộc cách mạng công nghệ. Tới cuối những năm 1990, Internet và những công nghệ máy tính chất lượng cao hơn làm thay đổi chuỗi giá trị: cho phép quản lý tại một nơi, sản xuất tại một nơi khác. Các nhà cung ứng chuyển nhà máy lắp ráp tới những khu vực xa xôi hơn nhằm giảm thiểu chi phí.

Các công ty có tính chuyên biệt hoá nhiều hơn. Những tập đoàn lớn như AT&T, General Motors hay Caterpillar dần tụt lại phía sau bởi những dịch vụ họ từng cung cấp (tài chính, nhân sự, kỹ thuật, hay R&D) hiện đã có thể tiến hành độc lập và quảng bá qua nhiều quốc gia. Các trung tâm hành chính lớn về C-suits bắt đầu mất ổn định; và những công ty lớn nhận ra rằng họ cần tiết kiệm để duy trì tính cạnh tranh.

Một tác động khác của công nghệ thông tin thường bị đánh giá thấp là tình trạng chênh lệch pháp lý. Nếu có thể phân bổ hoạt động công ty, thì việc đặt các hoạt động sinh lợi nhuận tại các thiên đường thuế và thuê ngoài đối với các hoạt động đơn giản như trung tâm chăm sóc khách hàng tới các địa điểm có chi phí thấp như Ấn Độ là hoàn toàn hợp lý.

Các công ty Trung Quốc, được chắp cánh bởi công nghệ giúp họ tiếp cận với các quốc gia khác, dần chiếm giữ những ngóc ngách trong chuỗi giá trị. Trung Quốc có thể sao chép nhiều sản phẩm và xuất khẩu chúng tới một thị trường cách mình 7000 dặm với giá bán chỉ bằng 60%.

Thâm hụt thương mại không có gì sai, nhưng nó liên quan tới quá trình Mỹ tái cấu trúc kinh tế để phản ứng với hiện tượng toàn cầu hoá. Vấn đề nằm ở chỗ Mỹ phải phân bổ đồng đều các lợi ích kinh tế từ hoạt động thương mại. Thay vì đánh thuế các doanh nghiệp chuyển hoạt động ra nước ngoài và dùng tiền thuế đầu tư cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng, chính sách của nhiều đời Tổng thống Mỹ lại cho phép lợi ích ngày càng tập trung nhiều hơn trong tay một số tập đoàn và những cổ đông ngày càng giàu có của chúng.

Cuối cùng, thâm hụt thương mại cho thấy tiêu dùng đang lớn hơn quá nhiều so với đầu tư. Nếu chính quyền Trump thực sự muốn giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc, hãy đầu tư ngay bây giờ. Hãy xem xét cơ sở hạ tầng rệu rã của Mỹ và so sánh với Trung Quốc, bạn sẽ nhận thấy vấn đề.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
55 phút trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
42 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
13 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
22 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
2 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
3 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.