Không phải ông Trump, Tổng thống Pháp Macron mới là người khiến G7 rung chuyển

27/08/2019 10:38
Thay vì bỏ về như năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump nán lại G7 năm nay đến giây phút cuối cùng.

Tổng thống nước chủ nhà Pháp Emmanuel Macron đã có một quyết định đột phá. Lần đầu kể từ khi được thành lập, nước chủ nhà của G7 năm nay không hướng tới mục tiêu có một tuyên bố chung giữa 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chiến thuật mà ông Macron theo đuổi đã giúp G7 năm nay diễn ra trọn vẹn.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nó không sóng gió. Ngày cuối cùng của G7 được mô tả bởi những từ ngữ như quay cuồng và bất ngờ. Ông Trump không chỉ ở lại đến cuối mà còn mỉm cười, bắt tay với chủ nhà và họp báo cho tới cuối cùng.

Đây là sự tương phản rõ rệt với hình ảnh ông Trump xông ra sớm ở G7 năm ngoái. Nó cũng là bằng chứng cho sự thành công trong chính sách ngoại giao của Chính quyền Macron. Lý do Tổng thống Pháp đưa ra khi không có theo đuổi một tuyên bố chung là nó chẳng có nghĩa lý gì nếu ông Trump từ chối ký như ở Canada hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, đối với một số người ở Nhà Trắng, động cơ của ông Macron có vẻ thâm sâu hơn. Họ phàn nàn rằng chương trình nghị sự của G7 năm nay chỉ nhằm ủng hộ ông Macron. Tổng thống Mỹ có ít thời gian hơn để đăng đàn.

Ngày 25/8, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif, bất ngờ xuất hiện tại hội nghị theo lời mời của ông Macron, điều chưa từng có tiền lệ. Và thế là hỗn loạn bắt đầu. Ngay trước khi ông Zarif đến, ông Trump từ chối ủng hộ ông Macron thay mặt G7 đàm phán với Iran. Tuy nhiên, các trợ lý của ông Trump nói rằng sự có mặt của ông Zarif tạo ra một đường cong.

Sớm ngày thứ 2, ông Trump thay đổi quyết định và đồng hành cùng chính sách ngoại giao của ông Macron. Ông Trump nói rằng ông không chỉ biết Bộ trưởng Ngoại giao Iran sẽ có mặt mà còn ủy quyền cho ông Macron mời nhân vật này.

"Ông ấy đã nói chuyện với tôi. Ông ấy hỏi tôi và tôi trả lời rằng, nếu ông muốn làm điều đó tôi không thấy có vấn đề gì hết. Tôi không coi đó là thiếu tôn trọng, đặc biệt là khi ông ấy đã hỏi ý kiến tôi", Tổng thống Trump nói về quyết định mời ông Zarif của Tổng thông Pháp Macron.

Ông Macron cũng xác nhận điều này.

Tại G7 năm nay, hình ảnh của ông Trump với các vấn đề toàn cầu khá lu mờ. Ngược lại, hình ảnh của ông Macron lại khá nổi bật. Từ quyết định không theo đuổi một tuyên bố chung tới nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng giữa phương Tây với Iran bằng sự hiện diện của ông Zarif đều khiến ông Macron được nhắc tới.

Ông Macron cũng nhắc đến cuộc gặp giữa Tổng thống Iran và Tổng thống Mỹ đồng thời gợi ý chúng nên diễn ra vào những tuần sắp tới.

Tại G7 lần này, hình ảnh của ông Trump đã được cải thiện khá nhiều. Không phải người đàn ông kỳ quặc rời đi như tại Quebec năm ngoái, ông Trump nói rằng "không có tranh luận" hay "tất cả chúng tôi đều hòa hợp" và "có nhiều sự thống nhất" tại G7 lần này.

Hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel đã vài lần mỉm cười với ông Trump cho thấy dấu hiệu tốt hơn nhiều so với cuộc gặp năm ngoái. Tuy nhiên, về vấn đề Iran, bà Merkel không tin rằng ông Trump và người đồng cấp Hassan Rouhani có thể sớm gặp nhau.

"Chúng tôi đã có những cuộc nói chuyện rất hiệu quả về vấn đề này nhưng vẫn còn một chặng đường dài để tiến về phía trước", bà Merkel nhấn mạnh.

Thành công của ông Macron ở G7 rõ ràng không đến sau một đêm. Tháng trước, ông Trump từ chối cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo Pháp với Iran. "Tôi biết Emmanuel, cũng như nhiều người khác, có ý tốt nhưng không ai có thể nói thay cho Mỹ và nước Mỹ là chính mình", ông Trump từng nói.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng được ông Macron thông báo về sự hiện diện của Bột rưởng Ngoại giao Zarif và nhà lãnh đạo Anh phản ứng khá tích cực. "Tốt lắm. Ông làm rất tốt. Ôi chúa tôi, hôm qua ông đã làm rất tốt. Đó thực sự là điều khó khăn", Johnson nói.

Trở lại với sự kiện năm nay, Pháp, nước chủ nhà hội nghị G7, đã ban hành một tuyên bố ngắn gọn khi kết thúc hội nghị thay vì bản thông cáo báo chí như thường thấy. Nó vẫn cho thấy sự chia rẽ giữa các nước thành viên của nhóm 7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Trong tuyên bố được nước chủ nhà công bố, G7 cam kết thúc đẩy thương mại quốc tế công bằng và mở cửa, vì sự ổn định kinh tế toàn cầu. G7 cũng mong muốn Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) có sự thay đổi đáng kể nhằm nâng cao hiệu quả trong bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhanh chóng giải quyết các tranh chấp và loại trừ các hoạt động thương mại không công bằng.

So với sự kiện năm ngoái, rõ ràng G7 năm nay thành công hơn. Nó cũng in đậm dấu ấn của Tổng thống Macron, người cũng đồng thời lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Chính phủ Brazil vì để rừng Amazon cháy suốt nhiều ngày qua. Chính sách tập trung vào phát triển kinh tế của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bị nhiều người cáo buộc là nguyên nhân khiến rừng Amazon cháy suốt nhiều ngày qua.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
17 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
23 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
43 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
11 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
35 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
7 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.