Không phát sinh tình tiết mới trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2

22/06/2018 09:26
Chiều 21/6, TAND TP.HCM đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, cáo trạng vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (BIDV), gây thiệt hại 6.100 tỷ đồng từ VKS chuyển sang.

Theo lãnh đạo tòa Hình sự TAND TP.HCM, đơn vị này đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ vụ án, chuẩn bị mở phiên tòa xét xử vào tháng 7/2018 tới đây.

Vụ án này như Tiền Phong đã đưa tin, tháng 1/2018, TAND TP.HCM đã đưa vụ án ra xét xử, sau đó Tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngày 20/3, Vụ 3 thuộc VKSND Tối cao ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Sau khi tiếp nhận lại hồ sơ, Cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung và chuyển kết luận cho VKS. VKS đã hoàn tất cáo trạng và chiều ngày 21/6 đã chuyển cáo trạng cho TAND TP.HCM như nói trên.

Cáo trạng mà VKS chuyển cho TAND TP.HCM chiều 21/6 cho thấy, qua điều tra bổ sung, không có thêm bị can nào bị khởi tố, truy tố và không có thêm hành vi vi phạm pháp luật nào được phát hiện trong quá trình điều tra bổ sung, kết luận điều tra bổ sung không phát sinh tình tiết mới.

Cụ thể, cáo trạng mà VKS chuyển cho Tòa cho rằng, ông Phạm Công Danh và các đồng phạm đã sử dụng tiền của VNCB bảo lãnh cho 29 lượt Cty do ông Danh thành lập để vay tiền từ Sacombank, TPBank và BIDV.

Ông Danh đã dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV trên để bảo lãnh, cầm cố các khoản vay sau đó bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ số tiền gửi này với tổng số hơn 6.126 tỷ đồng.

Trong đó, Sacombank thu hơn 1.835 tỷ đồng, TPBank thu hơn 1.740 tỷ đồng, BIDV thu hơn 2.550 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền vay được từ 3 ngân hàng, Phạm Công Danh đã sử dụng vào mục đích riêng, dẫn đến thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng cho VNCB.

Không phát sinh tình tiết mới trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 - Ảnh 1.

Ông Trần Bắc Hà.

Liên quan tới ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân Ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Hội sở chính của BIDV), điều tra bổ sung giữ nội dung cho rằng, ông Hà đã có hành vi ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Phân Ban Quản lý rủi ro, trên cơ sở các thành viên Ban này đồng ý về chủ trương cho 12 Cty của ông Danh vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà (số tiền tối đa 4.700 tỷ đồng/12 Cty). Sau đó ủy quyền cho 4 chi nhánh Gia Định, Bến Thành, Sở Giao dịch 2 và Nam Sài Gòn thực hiện việc cho vay và thu nợ.

Ngoài ra ông Trần Bắc Hà  và các thành viên Phân Ban Quản lý rủi ro BIDV đã đồng ý chủ trương, nhưng không cho ông Phạm Công Danh vay và không biết 12 Cty này do ông Danh thành lập.

Hiện BIDV đã thanh lý các hợp đồng nói trên và thu hồi vốn, lãi 4.700 tỷ đồng. Ông Phạm Công Danh sử dụng tiền vay của BIDV vào mục đích riêng, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.550 tỷ đồng.

Qua điều tra, chưa thấy tài liệu, chứng cứ, lời khai nào thể hiện ông Trần Bắc Hà và các thành viên hưởng lợi từ việc cho 12 Cty của ông Danh vay.

Kết quả điều tra cho thấy không đủ căn cứ xác định ông Trần Bắc Hà và các thành viên Phân Ban của BIDV đồng phạm với ông Phạm Công Danh về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, nên Cơ quan điều tra không đủ căn cứ xử lý hình sự ông Trần Bắc Hà và các thành viên.

Cáo trạng cũng cho rằng, em trai Phạm Công Danh là Phạm Công Trung đã giúp anh trai mình dùng các pháp nhân để vay vốn. Ông Trung cũng chỉ đạo cháu mình ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, giúp Phạm Công Danh vay tiền của BIDV. Dù khẳng định có cơ sở đánh giá hành vi của Phạm Công Trung là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh.

Không phát sinh tình tiết mới trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 - Ảnh 2.

Ông Phạm Công Trung nay 'thoát' truy cứu hình sự.

 

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ tội “Cố ý làm trái…”, ông Trung đang điều hành Cty Thiên Thanh, Cty này đang hoạt động bình thường, phối hợp với Cơ quan điều tra giải quyết vấn đề dân sự của vụ án. Vì vậy, cáo trạng lần này, cơ quan điều tra không xem xét xử lý hình sự với em trai ông Danh.


Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
5 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
5 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
4 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
4 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
3 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
16 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
1 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.