Không thể mãi 'múc dầu lên bán', các quốc gia Trung Đông chạy đua để đăng cai các sự kiện tầm cỡ quốc tế

18/11/2022 06:18
Trong bối cảnh các quốc gia giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và nhu cầu được dự báo đi xuống, tổ chức các hoạt động tầm cỡ quốc tế như World Cup là cơ hội để làm giàu và thay đổi nền kinh tế cho các quốc gia vùng Vịnh.
Không thể mãi múc dầu lên bán, các quốc gia Trung Đông chạy đua để đăng cai các sự kiện tầm cỡ quốc tế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việc Qatar đăng cai tổ chức FIFA World Cup năm nay đã gây ra nhiều tranh cãi. Ngoài những lí do về lịch sử, văn hóa còn có những yếu tố khác như nhiệt độ tại đây khắc nghiệt, những thách thức về hậu cần tuyệt đối cần phải xem xét như một sân vận động lỗi thời, ít khách sạn và không có kinh nghiệm về du lịch đại chúng.

Qatar đã khắc phục điều này bằng cách chi mạnh tay số tiền 300 tỷ USD để đầu tư chuẩn bị cho sự kiện này. Giờ đây, quốc gia nhỏ bé giàu khí đốt đã sẵn sàng để chào đón những cầu thủ giỏi nhất trên thế giới và khoảng 1 triệu người hâm mộ cuồng nhiệt nhất của họ. Họ đã có 7 sân vận động mới, 20.000 phòng khách sạn mới, một hệ thống tàu điện ngầm mới và hơn 1760 km đường giao thông mới hoàn . Đây là kết quả của một thập kỷ xây dựng và đầu tư không ngừng nghỉ.

Qatar không chỉ chi tiêu mạnh tay cho World Cup. Kể từ khi được trao quyền tổ chức sự kiện này bởi FIFA, quốc gia này đã mạnh tay mua cổ phần của Paris Saint-Germain - một trong những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu của Pháp và 22% cổ phần của đội bóng Bồ Đào Nha SC Braga. Qatar cũng đã giành được một hợp đồng đăng cai cuộc đua công thức 1 kéo dài một thập kỉ bắt đầu vào năm 2023.

Các nước láng giềng giàu có của Qatar đã chi tiêu cho lĩnh vực thể thao một cách xứng đáng. Khu vực này sẽ tổ chức 4 chặng đua F1 vào năm 2023 trong khi Saudi Arabia và Abu Dhabi mỗi nước sở hữu một đội bóng tại Giải Ngoại hạng Anh. Ngoài ra còn có Liv Golf - giải đấu golf chuyên nghiệp được tài trợ bởi quỹ đầu tư công của Saudi Arabia và đầu tư ngày càng tăng vào các sự kiện quyền anh và võ tổng hợp lớn.

Dania Koleilat Khatib, một học giả làm việc tại Viện Hoover tại Đại học Stanford, cho biết: “Sự giàu lên của các quốc gia vùng Vịnh so với dân số ít ỏi của họ mang lại cho họ những khoản đầu tư vào việc quảng bá hình ảnh của mình. Thể thao là những sự kiện nổi tiếng góp phần tạo nên uy tín của quốc gia và cơ hội quảng bá thu hút du lịch.”

Ông Giorgio Cafiero, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn rủi ro Gulf State Analytics có trụ sở tại Washington, cho biết: “Việc tổ chức World Cup sẽ giúp củng cố hình ảnh của Qatar”. Ông nói rằng nó sẽ “giúp miêu tả đất nước là một quốc gia vùng Vịnh có tư duy cầu tiến, tiến bộ và hướng ngoại, cam kết gắn kết con người lại với nhau."

Không thể mãi múc dầu lên bán, các quốc gia Trung Đông chạy đua để đăng cai các sự kiện tầm cỡ quốc tế - Ảnh 2.

Thủ đô Doha

Cơ hội làm giàu từ năng lượng không còn nhiều

Thập kỉ tới sẽ là khoảng thời gian then chốt đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ năng lượng hóa thạch. Nhiều quốc gia và công ty đã xác định năm 2030 là năm họ bắt đầu giảm mức tiêu thụ năng lượng trong khi nhiều quốc gia đang ngày càng tìm kiếm các giải pháp thay thế sạch hơn để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.

Trong ngắn hạn, những nơi như Qatar sẽ được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng do Nga xung đột với Ukraine. Và là một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng hàng đầu thế giới, Qatar sẽ thu lợi từ nhu cầu ngày càng tăng của châu Âu. Nhưng hậu quả của xung đột cũng đã làm nổi bật nhu cầu của các nhà nhập khẩu để củng cố an ninh năng lượng của họ và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Đối với các nhà sản xuất, điều đó có nghĩa là cuộc đua đang diễn ra để đảm bảo tương lai kinh tế của họ trước khi nhu cầu suy giảm.

Trường hợp điển hình là Saudi Arabia, quốc gia không cấp thị thực du lịch cho đến năm 2019, hiện dự kiến ​​chi 1.000 tỷ USD để thu hút du khách. Là một phần trong kế hoạch xây dựng Neom—một thành phố công nghệ cao trên sa mạc—quốc gia này đang có kế hoạch tạo ra một khu nghỉ mát trượt tuyết nhân tạo và vào tháng 10 đã được chọn để tổ chức Thế vận hội mùa đông châu Á 2029. Sự kiện nhiều môn thể thao này có thể được coi là cơ sở chứng minh cho quốc gia này đang muốn tổ chức các cuộc tụ họp lớn hơn bao gồm Thế vận hội Olympic đồng thời giới thiệu đất nước với hàng tỷ khách du lịch tiềm năng.

Đến cuối thập kỷ này, UAE muốn du lịch đóng góp 15% tổng sản phẩm quốc nội. Qatar đang nhắm tới 6 triệu du khách mỗi năm, gấp đôi so với năm 2016. Các quốc gia không thể đạt được những con số đó mà không thay đổi cách nghĩ về các ngành công nghiệp ngoài dầu mỏ.

FIFA, Ủy ban Olympic Quốc tế và các cơ quan quản lý khác từ lâu đã lập luận rằng việc đưa thể thao đến các quốc gia phi dân chủ sẽ có lợi hơn là có hại. Các quốc gia vùng Vịnh nằm trong số ít các quốc gia sẵn sàng chi nhiều tiền nhất để tổ chức các sự kiện thể thao lớn. Ở các thành phố châu Âu và châu Mỹ, người dân có xu hướng coi Thế vận hội Olympic là một sự lãng phí và đã nhiều lần từ chối các đề xuất đấu thầu.

Saudi Arabia, Hy Lạp và Ai Cập đang cùng đấu thầu để tổ chức Giải vô địch bóng đá nam thế giới vào năm 2030. Rõ ràng là cả Saudi Arabia và Qatar đều quan tâm đến việc tổ chức Thế vận hội, tạo ra các cơ hội để phát triển kinh tế và xã hội .

Simon Chadwick, giáo sư thể thao và kinh tế địa chính trị tại Trường Kinh doanh Skema ở Paris, cho biết: “Vùng Vịnh đang ngày càng có nhiều khả năng tổ chức Thế vận hội Olympic. Đó là một triển vọng thực sự thú vị.”

Theo Bloomberg

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
19 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
35 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
2 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.157.140 VNĐ / tấn

183.50 JPY / kg

1.08 %

- 2.00

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.503.332 VNĐ / tấn

1,009.10 UScents / bu

0.23 %

- 2.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.128.360 VNĐ / tấn

287.70 USD / ust

0.07 %

- 0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
4 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
7 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
8 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
23 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.