“Không thể nói Mỹ tốt hay Trung Quốc tốt mà chúng ta phải chọn nhà đầu tư tốt”

04/06/2019 09:39
Là quan điểm được GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE đưa ra trong trao đổi với BizLIVE liên quan đến vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019.

Mở đầu cuộc trao đổi, GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh rằng, cần phân tích kỹ con số đầu tư nước ngoài trực tiếp ( FDI ), Trung Quốc không đứng đầu thay Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng phải chú ý đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) nói:

Có ba nguyên nhân Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đó là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Mỹ liên tục tăng thuế và gần đây nhất đã đánh vào các công ty công nghệ cao của Trung Quốc.

Thứ hai, khi xuất khẩu sang Mỹ gặp khó khăn, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, như vậy Trung Quốc phải tìm các cơ hội để giúp tăng trưởng xuất khẩu của họ thông qua nước thứ ba. Việt Nam có thế mạnh là chúng ta vừa ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA với Hàn Quốc, và sắp tới là với EU. Trong các FTA có quy tắc xuất xứ, nếu 70% sản phẩm hàng hóa dùng nguyên liệu của Việt Nam thì thuế bằng 0%, trong khi đó xuất khẩu từ Trung Quốc thuế rất cao, bây giờ là 25%.

Khả năng này cũng phù hợp với Việt Nam vì hiện nay trong các thị trường chính, chúng ta nhập siêu lớn nhất ở 2 thị trường là Trung Quốc và Hàn Quốc, nếu chúng ta thu hút được các dự án đầu tư vào dệt, nhuộm, may, da giày…  phù hợp với định hướng, đưa vào các địa phương cần giải quyết vấn đề lao động, thu nhập, ngân sách chúng ta có thể làm, miễn là họ đầu tư vào đây đảm bảo công nghệ thân thiện với môi trường, đảm bảo xử lý nước thải, rác thải.

Rõ ràng cả hai bên cùng có lợi, chúng ta sẽ bớt nhập siêu. Nhập siêu ở đây là do chúng ta chưa khắc phục được các nhược điểm về nguồn nguyên liệu một số mặt hàng chúng ta xuất khẩu, cho nên nếu những tháng cuối năm có những dự án như vậy thì chúng ta hoan nghênh, lựa chọn đúng đối tác, công nghệ.

Thứ ba, khi Trung Quốc "lấn bấn" với một số thị trường các nước châu Âu và Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ tích cực mở cửa ra các thị trường mà họ cho là an toàn hơn, trong đó ASEAN là thị trường rất giàu tiềm năng. Việt Nam là cửa ngõ của Trung Quốc với ASEAN nên không lý do gì họ đi qua cửa ngõ vào một khu vực cộng đồng mà chúng ta không đồng tình bởi trong Luật đầu tư nước ngoài chúng ta có luật là không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.

5 tháng đầu năm có rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam. Cách đây 3 tuần, tôi có tiếp 1 đoàn 26 doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp làm linh kiện điện tử, điện mặt trời, điện gió, dệt may… Chắc chắn nếu thích hợp với những định hướng đầu tư mới của mình rất có lợi cho 2 bên. Chúng ta vừa có được công ăn việc làm, vừa có được công nghệ vừa giảm bớt được nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán.

Theo như dự báo, tới đây dòng vốn FDI cũng sẽ là 1 kỳ vọng rất lớn đối với phát triển kinh tế Việt Nam, để đưa ra kiến nghị về chính sách liên quan đến thu hút FDI, kiến nghị của ông là gì?

Cách đây mấy ngày tôi có tham gia một hội thảo với 7 chuyên gia kinh tế bàn về câu chuyện Việt Nam ứng phó với chiến tranh thương mại Mỹ- Trung. Tất cả đều thống nhất một nhận định là thách thức đối với kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, bởi vì chiến tranh gay cấn giữa 2 nền kinh tế khổng lồ, thị trường thế giới sẽ bị trao đảo trong một phương diện nào đó, đặc biệt là những nước lấy xuất khẩu làm chủ lực như chúng ta sẽ bị ảnh hưởng.

Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2019 rất nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng. Khó khăn của Trung Quốc là phải điều chỉnh lại chiến lược phát triển của mình và hiện nay Trung Quốc đang làm, như vậy, Trung Quốc không bán được hàng sang Mỹ thì Trung Quốc phải tìm thị trường khác và hàng Trung Quốc bán sang chắc chắn giá sẽ rẻ hơn. Các mặt hàng Trung Quốc bán ở Việt Nam giá rất rẻ hoặc sản xuất dán mác “made in Vietnam” nhưng thực chất lại sản xuất ở Trung Quốc cũng là câu chuyện chúng ta phải cảnh giác.

Những nhận định này tương đối thống nhất. Tuy vậy, xét về mặt thời cơ và thách thức thì đây là một cơ hội lớn, bởi vì ông Trump đã tuyên bố thẳng thừng sẽ “làm tới” với Trung Quốc để làm cho thương mại cân bằng, làm Trung Quốc phải chấp thuận những yêu cầu của Mỹ về sở hữu trí tuệ, không ăn cắp bản quyền, yêu cầu Trung Quốc không trợ giá cho các sản phẩm, doanh nghiệp nhà nước…

Việt Nam hiện nay có quan hệ với Mỹ tương đối tốt. Mỹ nêu một loạt nước thao túng tỷ giá tiền tệ và Việt Nam không nằm trong các nước đó. Trước đó, từng có lo ngại Việt Nam đứng thứ 6 trong các nước xuất siêu của Mỹ năm 2018 sau 5 nước, lo ngại ông Donald Trump sẽ gây áp lực với việc chúng ta phải cân bằng cán cân thương mại với Mỹ.

Do đó, chúng ta phải tận dụng mối quan hệ đang tốt với Mỹ để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ và điều đó rõ ràng về phía Mỹ cũng có những động thái khuyến khích xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ. 5 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sang Mỹ tương đối khá.

Đầu tư Mỹ vào Việt Nam hiện nay còn ít, 5 tháng qua phái đoàn của Mỹ vào rất nhiều. Hiện nay, 2 bên đang thương lượng về làm điện khí ở mỏ Cá Voi Xanh với tổng đầu tư  4,2 tỷ USD, điều này rất tốt vì khi Mỹ tham gia vào khai thác thăm dò dầu khí trên vùng biển Việt Nam thì họ sẽ phải bảo vệ cho doanh nghiệp của họ…

Và cũng sẽ còn thêm nhiều dự án công nghệ cao nên chúng ta phải tranh thủ, thay đổi trong thẩm định cấp phép, hỗ trợ về thủ tục nhà đầu tư, các chính sách ưu đãi thích hợp với yêu cầu đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Chắc chắn nếu chúng ta làm được sẽ có một lượng vốn lớn của Mỹ vào Việt Nam.

Không thể nói Mỹ tốt hay Trung Quốc tốt mà chúng ta phải chọn nhà đầu tư tốt, nhà đầu tư thích hợp với định hướng của chúng ta.

Trung Quốc là “bạn hàng” lớn trong xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Thời gian gần đây câu chuyện trong buôn bán với Trung Quốc cũng gặp không ít rào cản, khó khăn, thưa ông?

Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ lâu dài và 2 nước lại cùng chung biên giới, đặc biệt các vùng phía nam Trung Quốc rất gần gũi với Việt Nam nên chúng ta có những lợi thế khi làm ăn với Trung Quốc cả về thương mại và đầu tư.

Bây giờ Trung Quốc đã thay đổi từ tiểu ngạch sang chính ngạch về hàng nông sản nhập từ Việt Nam sang Trung Quốc, nhiều người lo ngại Trung Quốc sẽ áp đặt tiêu chí rất cao nhưng cũng có chuyên gia cho rằng đây là cơ hội tốt cho Việt Nam, áp lực để nâng cao được chất lượng hàng hóa, đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn của Trung Quốc.

Chúng ta nói xuất khẩu vải thiều 1 năm 450 triệu USD nhưng thực chất là xuất sang Trung Quốc là chủ yếu, các thị trường khác như Mỹ, Hàn Quốc chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Vì vậy chúng ta phải tận dụng cơ hội này nâng hàng xuất khẩu, lựa chọn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có những hàng công nghệ cao. Vấn đề là do mình lựa chọn và giám sát thực hiện.

Xin cảm ơn ông!


Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
6 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
5 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
5 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
4 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
4 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.100.171 VNĐ / tấn

21.59 UScents / lb

2.08 %

+ 0.44

Cacao

COCOA

234.159.279 VNĐ / tấn

9,211.00 USD / mt

2.66 %

+ 239.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

174.637.014 VNĐ / tấn

311.60 UScents / lb

1.67 %

+ 5.13

Gạo

RICE

17.318 VNĐ / tấn

14.97 USD / CWT

0.25 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.183.012 VNĐ / tấn

983.10 UScents / bu

0.27 %

- 2.65

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.200.822 VNĐ / tấn

292.65 USD / ust

1.10 %

- 3.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
2 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
5 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
14 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
16 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.