Một quan chức tại nhà máy lọc dầu tư nhân có trụ sở tại Sơn Đông cho biết họ đã không báo cáo công khai những giao dịch này với các nhà cung cấp dầu từ Nga kể từ khi xảy ra xung đột để tránh thu hút sự giám sát và có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Quan chức này cũng nói thêm rằng nhà máy lọc dầu cũng đã tiếp nhận một số hạn ngạch mua dầu thô của Nga từ các công ty kinh doanh hàng hóa quốc doanh, được coi là đại diện cho Bắc Kinh và hầu như đã từ chối kí các hợp đồng cung cấp mới.
Nhiều công ty phương Tây đang đấu tranh để đảm bảo về những điều khoản như bảo hiểm, vận chuyển hoặc tài chính cần thiết để mua hàng hóa xuất khẩu của Nga, làm tăng lên kì vọng của Trung Quốc rằng đang thiếu nguồn cung và sẽ tham gia đấu giá mua các thùng dầu chưa bán được từ Nga.
Các giao dịch mua từ những nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc cũng đã tiết lộ cách một số nhà nhập khẩu đang bỏ qua các con đường truyền thống để tiếp cận với dầu giá rẻ của Nga, giúp Bắc Kinh duy trì vị thế thấp khi phương Tây trừng phạt Moscow.
Mỹ và Anh đã cấm vận dầu của Nga và EU đang thảo luận về lệnh cấm vận và đưa ra những biện pháp hạn chế. Kể từ ngày 15/5, các giao dịch hàng hóa có với các công ty có trụ sở tại EU và Thụy Sĩ sẽ không thể bán dầu Nga ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Trung Quốc đang đứng top 3 các thị trường nhập khẩu năng lượng của Nga, chủ yếu là dầu thô.
Những lệnh phong tỏa tại Trung Quốc do Covid-19 ,thách thức về hậu cần ,tài chính do các lệnh trừng phạt đối với Nga đã ngăn cản các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc mua dầu thô từ Nga. Hoạt động vận chuyển đang cho thấy lượng mua của Trung Quốc đang ở mức khiêm tốn. Với việc được chiết khấu 35 USD/thùng so với dầu thô Brent, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc sẽ có động lực để mua.
Các nhà môi giới và điều hành tàu cho biết ít nhất 6 tàu siêu nổi – mỗi tàu có khả năng chở tới 2 triệu thùng dầu thô đã đạt được các thỏa thuận gom hàng dầu thô Urals của Nga ở Châu Âu để vận chuyển đến châu Á, chủ yếu là đến Trung Quốc và Ấn Độ.
Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc ưa chuộng loại dầu thô ESPO của Nga được sản xuất ở phía đông Siberia, nhập qua đường ống và các tàu chở hàng tại Kozmino gần Vladivostok. Theo Gibsons, một nhà môi giới tàu cho biết số lượng tàu cỡ trung Aframax, dự kiến sẽ tải dầu từ Kozmino đã tăng từ mức trung bình sáu chiếc mỗi tuần vào năm ngoái lên bảy chiếc kể từ khi xung đột leo thang.
Theo Kpler, Công ty phân tích dữ liệu hàng hóa, lượng mua dầu thô và sản phẩm dầu mỏ của Trung Quốc cao hơn khoảng 86.000 thùng/ngày trong tháng này so với mức trung bình vào năm ngoái.
Các nhà phân tích cho biết mức mua vào của Trung Quốc chỉ tăng nhẹ cho thấy rằng việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ thay thế các sản phẩm dầu mỏ và dầu thô của Nga có thể khó khăn hơn Moscow dự đoán.
Jane Xie, nhà phân tích dầu cao cấp của Kpler, cho biết: "Đó là một giả định tự nhiên khi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ mua nhiều dầu thô của Nga hơn nhưng Trung Quốc đang bị giám sát chặt chẽ hơn nhiều so với Ấn Độ. Quan chức tại nhà máy lọc dầu Sơn Đông cho biết họ đang thận trọng khi mua nguồn cung cấp của Nga vì việc Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức thứ ba trao đổi với Nga có thể dẫn đến việc đóng cửa chi nhánh thương mại Singapore.
Nguồn: Financial Times