Không tính phí "tủn mủn 5.000 đồng" như Zalo, các ứng dụng chat khác toàn miễn phí mà sao vẫn sống tốt?

17/02/2025 07:52
Các ứng dụng chat nổi tiếng thế giới như WhatsApp, Viber, Telegram có nhiều cách kiếm tiền khác nhau mà không phải thu những đồng phí ít ỏi từ người dùng.

Vô vàn cách kiếm tiền mà vẫn miễn phí cho người dùng

Các ứng dụng chat phổ biến hiện nay miễn phí từ khâu đăng ký tài khoản cho đến lấy lại mật khẩu. Ngay cả các tính năng như lưu trữ tin nhắn , dữ liệu trên server hay đăng nhập nhiều thiết bị cũng hoàn toàn không thu phí . Vậy các ứng dụng này kiếm tiền bằng cách nào khi không chịu lấy một đồng từ người dùng?

Hãy nhìn vào WhatsApp - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí phổ biến nhất thế giới hiện nay. Với hơn 2 tỷ người dùng, có mặt trên 180 quốc gia, chỉ cần thu một khoản phí nhỏ cỡ 5 nghìn/người, WhatsApp tất nhiên sẽ nhận về khoản tiền khổng lồ nhưng công ty này không làm như vậy. Họ cho người dùng sử dụng miễn phí và thu tiền từ cách khác.

WhatsApp có một lợi thế là có công ty mẹ đứng sau – Meta, công ty cũng sở hữu Facebook và Instagram. Các tài khoản WhatsApp cá nhân miễn phí vì WhatsApp kiếm tiền từ những khách hàng doanh nghiệp muốn kết nối với người dùng.

Không tính phí "tủn mủn 5.000 đồng" như Zalo, các ứng dụng chat khác toàn miễn phí mà sao vẫn sống tốt? - Ảnh 1

Sau nhiều năm không triển khai các kế hoạch thu lợi nhuận, từ năm 2023, WhatsApp cho phép các công ty thiết lập kênh để truyền tải nội dung cho những người đăng ký theo dõi. Nhưng thứ họ trả phí cao hơn là quyền tương tác với từng khách hàng thông qua ứng dụng, cả dạng đàm thoại và giao dịch.

Các doanh nghiệp hiện cũng có thể chọn trả tiền cho một liên kết khởi chạy cuộc trò chuyện WhatsApp mới trực tiếp từ một quảng cáo trực tuyến trên Facebook hoặc Instagram đến một tài khoản cá nhân, theo Nikila Srinivasan, phó chủ tịch phụ trách mảng nhắn tin doanh nghiệp tại Meta.

Theo vị lãnh đạo, phương thức này mang lại giá trị "vài tỷ đô la" đối với gã khổng lồ công nghệ.

Kiếm tiền từ doanh nghiệp như WhatsApp chỉ là một cách. Các ứng dụng nhắn tin khác có những hướng đi khác nhau.

Signal, một nền tảng nhắn tin nổi tiếng về bảo mật hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận. Signal cho biết họ chưa bao giờ nhận tiền từ các nhà đầu tư (không giống như cách phụ thuộc của Telegram).

Thay vào đó, tổ chức này hoạt động dựa trên các khoản đóng góp - bao gồm khoản tiền mặt 50 triệu USD từ Brian Acton, một trong những người đồng sáng lập WhatsApp , vào năm 2018.

"Mục tiêu của chúng tôi là nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ các nhà tài trợ nhỏ, dựa vào số lượng lớn các đóng góp khiêm tốn từ những người quan tâm đến Signal", chủ tịch Meredith Whittaker viết trong bài đăng trên blog.

Không tính phí "tủn mủn 5.000 đồng" như Zalo, các ứng dụng chat khác toàn miễn phí mà sao vẫn sống tốt? - Ảnh 2

Quảng cáo là cách kiếm tiền chính

Discord, một ứng dụng nhắn tin được nhiều game thủ trẻ sử dụng, có mô hình freemium – đăng ký miễn phí, nhưng có các tính năng bổ sung, bao gồm quyền truy cập vào trò chơi. Nền tảng cũng cung cấp tư cách thành viên trả phí có tên là Nitro, với các lợi ích bao gồm phát trực tuyến video chất lượng cao và biểu tượng cảm xúc tùy chỉnh, với mức đăng ký hàng tháng là 9,99 USD.

Snap, công ty đứng sau Snapchat, kết hợp nhiều mô hình. Bên trong ứng dụng có quảng cáo, cùng 11 triệu người đăng ký trả phí (tính đến tháng 8/2024). Nguồn doanh thu chính của Snap từ quảng cáo mang lại hơn 4 tỷ USD mỗi năm.

Viber kiếm tiền bằng những tính năng trả phí kèm theo như các gói sticker thú vị, có giá khoảng 2 USD, cùng với đó là quảng cáo bên trong ứng dụng. Nhưng một tính năng nổi tiếng mà công ty kiếm được doanh thu là Viber Out, cho phép người dùng nạp tiền và thực hiện cuộc gọi từ ứng dụng đến bất kỳ số điện thoại nào.

Line có ba nguồn doanh thu chính: trò chơi điện tử miễn phí kiếm tiền từ việc mua các vật phẩm ảo và các dịch vụ khác trong trò chơi; sticker có hình các nhân vật hoạt hình mà người dùng mua và gửi dưới dạng tin nhắn ; và tài khoản chính thức cho các doanh nghiệp và người nổi tiếng trả phí để gửi một số lượng tin nhắn quảng cáo nhất định.

Kakao Talk, ứng dụng phổ biến nhất ở Hàn Quốc, cũng sử dụng phương pháp kiếm tiền tương tự như Line. Trong khi đó, WeChat tận dụng lợi thế người dùng khổng lồ ở Trung Quốc, thêm tính năng thanh toán điện tử để thu phí cho các giao dịch được thực hiện thông qua ứng dụng.

Theo Matthew Hodgson, người đồng sáng lập Element, công ty cung cấp hệ thống nhắn tin an toàn, mô hình kinh doanh phổ biến nhất của các ứng dụng nhắn tin vẫn là mô hình kỹ thuật số được ưa chuộng lâu đời - quảng cáo.

"Về cơ bản, nhiều nền tảng nhắn tin bán quảng cáo bằng cách theo dõi những gì mọi người làm, những gì họ nói chuyện và sau đó nhắm mục tiêu bằng những quảng cáo tốt nhất", ông nói.

Ý tưởng ở đây là ngay cả khi có mã hóa và tính ẩn danh, các ứng dụng không cần phải xem nội dung thực tế của các tin nhắn được chia sẻ để tìm hiểu về người dùng và sau đó họ có thể sử dụng dữ liệu đó để bán quảng cáo.

Ông Hodgson nói thêm: "Đây là câu chuyện cũ - nếu bạn là người dùng, không trả tiền, thì khả năng bạn chính là sản phẩm".


Tin mới

Khổ như châu Âu: Đi 1 vòng mới nhận ra khí đốt Nga vẫn là 'chân ái', muốn 'tìm về' lại loay hoay trong bão thuế đối ứng từ Mỹ
51 phút trước
Giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn tại châu Âu cho biết họ dường như không thể đợi được nữa để quay trở lại với năng lượng giá rẻ của Nga.
Tôi rút ra được bài học là: "Đừng bao giờ mua điện thoại vừa ra mắt lại còn quảng cáo tâng bốc quá nhiều"
37 phút trước
Một lợi ích to lớn khi chờ đợi là bạn có thể xem chiếc điện thoại đắt tiền của mình liệu có lỗi sọc màn hình hay không.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam có diễn biến mới
59 phút trước
Các động thái chính sách mà Philippines thực hiện nhằm mục tiêu giảm giá bán lẻ gạo trên thị trường có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nga bất ngờ chuyển sang dùng tàu chở dầu của châu Âu mà không lo bị trừng phạt
10 phút trước
Những biến động thương mại gần đây đã khiến ngành dầu thô gặp biến động, đặc biệt đối với Nga.
Loạt xe giảm giá cả trăm triệu đồng: Chủ yếu là SUV, có cả mẫu hot, một diễn biến gây bất ngờ
6 phút trước
Các mẫu xe giảm giá hàng trăm triệu đồng chủ yếu là xe sản xuất năm cũ, thậm chí có mẫu cũ 2 năm.

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện ở Hà Nội chiếc ô tô mang biển vàng ngang giá Honda Air Blade: Có gì tiện nghi, đi nhanh cỡ nào?
14 giờ trước
Ô tô giá cực rẻ, nhưng có thay thế được xe máy?
Xanh SM tròn 2 tuổi: tạo hơn 100.000 việc làm, phục vụ 15 triệu khách hàng, hợp tác 100 đơn vị vận tải, ra quốc tế
15 giờ trước
Trong 2 năm qua, hãng gọi xe công nghệ Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có những bước phát triển "thần tốc".
Nóng: iPhone, máy tính, đồ điện tử sẽ bị đánh thuế riêng trong vài tháng tới, Tổng thống Donald Trump dò xét lại toàn bộ chuỗi cung ứng bán dẫn
16 giờ trước
"Những sản phẩm này (điện thoại, máy tính, đồ điện tử) không phải là không chịu thuế đối ứng mà là chúng sẽ được chuyển sang một cơ chế thuế quan khác", Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer nhấn mạnh.
Ai còn nhớ Sony - "thương hiệu quốc dân" của người Việt một thời: Điện thoại vẫn chất, sao giờ ít ai mua?
16 giờ trước
Bất kể iPhone hay Samsung có chạy theo xu hướng gì trên điện thoại thông minh, Sony vẫn "một mình một ngựa". Nhưng đôi khi, khác biệt trong một tập thể cũng không tốt.