Khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ tác động ra sao đến kiểm soát lạm phát của Việt Nam?

07/05/2021 11:29
Hiện Ấn Độ đang là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 trên thế giới. Đợt bùng phát dịch bệnh lần này ở Ấn Độ sẽ khiến nhu cầu giảm, giúp kìm hãm đà tăng giá dầu trong năm 2021. Đây có được coi là yếu tố tích cực giúp kiểm soát lạm phát của Việt Nam ở mức dưới 4% trong năm nay?

Tăng trưởng kinh tế phục hồi nhờ hoạt động xuất khẩu

Theo báo cáo chiến lược đầu tư tháng 5/2021 của công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố mới đây, năm 2020, Việt Nam đạt được tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu nhờ vào hai thị trường lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong quý 1/2021, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ vẫn ghi nhận ở mức tăng trưởng nhanh nhất so với các đối tác thương mại khác.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang các thị trường khác cũng ghi nhận sự phục hồi đáng kể. Xuất khẩu sang châu Âu tăng 14,6% so với cùng kỳ. Đồng thời, xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN tăng lần lượt là 7,1% so với cùng kỳ và 9,1% so với cùng kỳ. Trong quý đầu tiên năm 2021, sự hồi phục kinh tế giữa các quốc gia là khác nhau trên khả năng kiểm soát đại dịch, tiến độ tiêm chủng và gói kích thích tài khóa.

Khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ tác động ra sao đến kiểm soát lạm phát của Việt Nam? - Ảnh 1.

Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn trong Q1/2021. Nguồn: GSO, Bloomberg, CTCK Rồng Việt.

Do ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác thương mại trong CPTPP giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 38,7 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Khả năng tận dụng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CPTPP của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp, chỉ đạt khoảng 4% kim ngạch xuất khẩu năm 2020. Trong quý 1/2021, xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP được cải thiện với mức tăng 6,2% so với cùng kỳ. Nếu không xét đến Nhật Bản, xuất khẩu sang các thành viên CPTPP khác ghi nhận ở mức tăng trưởng khá mạnh, ở mức 14,7% so với cùng kỳ.

Hiệp định EVFTA có mức cam kết cao nhất đối với Việt Nam trong số tất cả các FTA đã ký, với hơn 99% số dòng thuế quan nhập khẩu giữa hai bên được xóa bỏ trong lộ trình 7-10 năm. Trong quý đầu tiên năm 2021, xuất khẩu sang các nước thành viên EVFTA đã ghi nhận mức tăng trưởng dương 14,6% so với cùng kỳ.

So với hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ hiệp định EVFTA. Theo Bộ Công thương, sau 8 tháng thực hiện EVFTA, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ đã được dùng trong khoảng 32 - 34% doanh thu xuất khẩu trong các nước EVFTA.

Bên cạnh đó, hiệp định FTA Việt Nam - Anh tạm thời có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, kim ngạch xuất khẩu sang Anh đã phục hồi với mức tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù hiệp định RCEP chưa có hiệu lực nhưng xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2021 (tăng 16% so với cùng kỳ), nhờ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (tăng 34,8% so với cùng kỳ).

Khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ tác động ra sao đến kiểm soát lạm phát của Việt Nam? - Ảnh 2.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đối với các FTA chính. Nguồn: Tổng Cục hải quan, CTCk Rồng Việt

Tác động của khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ đối với Việt Nam

Ấn Độ hiện đang trở thành tâm chấn của đại dịch Covid-19 trên thế giới. Do cường độ của đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai ở Ấn Độ ngày càng trở nên tàn khốc, báo cáo đã xem xét một số tác động lan tỏa đến từ cuộc khủng hoảng tại Ấn Độ hiện nay đối với Việt Nam.

Đầu tiên, cuộc khủng hoảng Covid-19 chắc chắn là một bước lùi đối với triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ. Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ với Việt Nam ước tính đạt khoảng 9,6 tỷ USD, chỉ chiếm 1,7% tổng giá trị hoạt động thương mại vủa Việt Nam. Theo đó, tác động của cuộc khủng hoảng của Ấn Độ lần này đối với các hoạt động thương mại tại Việt Nam là không đáng kể.

Các sản phẩm thép hiện đang là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất từ Ấn Độ và các sản phẩm điện tử là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Ấn. Căn cứ vào tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa trọng yếu sang Ấn Độ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có thể thấy rằng xuất khẩu thức ăn chăn nuôi, hóa chất và kim loại là những mặt hàng dễ bị tổn thương do tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng là tương đối cao.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng như thuốc trừ sâu, bông và sợi, phụ tùng ô tô từ Ấn Độ có thể phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ đợt khủng hoảng Covid-19 tại Ấn Độ lần này.

Khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ tác động ra sao đến kiểm soát lạm phát của Việt Nam? - Ảnh 3.

Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính sang Ấn Độ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (2020). Nguồn: TCHQ, CTCK Rồng Việt

Khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ tác động ra sao đến kiểm soát lạm phát của Việt Nam? - Ảnh 4.

Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ấn Độ trong tổng kim ngạch nhập khẩu (2020). Nguồn: TCHQ, CTCK Rồng Việt

Thứ hai, việc sản xuất vaccine của Ấn Độ là một phần quan trọng của chương trình COVAX, chương trình toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho các quốc gia thu nhập trung bình và thấp.

Hiện nay, Viện Huyết thanh của Ấn Độ được cấp quyền sản xuất vaccine AstraZeneca cho COVAX. Nếu tổ chức này không thể đáp ứng đủ nguồn cung vaccine, tiến độ của chiến lược tiêm chủng của Việt Nam có nguy cơ bị trì hoãn thêm.

Cuối cùng, Ấn Độ hiện đang là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 trên thế giới, việc giảm nhu cầu từ Ấn Độ có thể sẽ giúp kìm hãm đà tăng giá dầu trong năm 2021. Giá dầu Brent hiện đang giao dịch ở mức 67 USD/thùng, thấp hơn ngưỡng 70 USD/thùng, điều này ngược lại với hai tác động đầu tiên, có thể được coi là yếu tố tích cực giúp kiểm soát lạm phát của Việt Nam dưới mức 4% vào năm 2021.

Hiện tại, báo cáo duy trì mức lạm phát kỳ vọng cho cả năm 2021 ở mức 3,5%, bất chấp quan ngại lạm phát do chi phí đẩy đang gia tăng.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
7 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
6 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
6 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
5 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.